Tin mới

Phụ huynh hoang mang trước cách đánh vần lạ của học sinh lớp 1: Bộ GD-ĐT vào cuộc xác minh

Thứ hai, 27/08/2018, 09:20 (GMT+7)

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một cô giáo hướng dẫn cách dạy con lớp 1 đánh vần “lạ” khiến nhiều phụ huynh hoang mang khó hiểu.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một cô giáo hướng dẫn cách dạy con lớp 1 đánh vần “lạ” khiến nhiều phụ huynh hoang mang khó hiểu.

Ngày 26/8, liên quan đến sự việc trên, ông Tạ Ngọc Trí – Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Vụ sẽ vào cuộc xác minh clip được đăng tải trên mạng xã hội, theo VTCnews.

Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, đây cũng không phải chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD-ĐT đang xác minh và sẽ sớm có thông tin về việc này.

Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này vẫn khiến các bậc phụ huynh thấy “ngờ ngợ” và có vẻ khác thường.

Cụ thể, theo nội dung clip được chia sẻ, giáo viên này đang đứng trên bục giảng, hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận.

Chỉ ngay sau khi được đăng tải vài giờ, đoạn clip ngay lập tức gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Nhiều ý kiến bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không.

Một người dùng Facebook tên là Nguyen Hoa bày tỏ sự hoang mang:” Tại sao âm k đọc thành cờ vậy làm sao học sinh viết đúng chính tả đây trời vậy hai chữ này chỉ dùng một chữ đúng là ca còn ka không có nghĩa gì hết”

Theo Vietnamnet thông tin, bài giảng trong clip trên là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, đây là chương trình được áp dụng ở nhiều trường học miền núi.

Cô giáo Phạm Thị Khánh, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba (huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, chương trình này góp phần giúp học sinh dân tộc thiểu số làm quen với tiếng Việt và củng cố kiến thức vững chắc cho học sinh.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news