Tin mới

Putin có thể “chấm dứt nội chiến Syria chỉ bằng một cuộc điện thoại”

Chủ nhật, 13/03/2016, 17:02 (GMT+7)

Cuộc xung đột Syria đã có tác động quá lớn đối với chính trị toàn cầu trong đó phải kể đến sự hồi sinh của Nga. Theo như lời nhận xét của Ngoại trưởng Anh, ông Putin là người có thể chấm dứt cuộc nội chiến Syria chỉ bằng một cuộc điện thoại.

Cuộc xung đột Syria đã có tác động quá lớn đối với chính trị toàn cầu trong đó phải kể đến sự hồi sinh của Nga. Theo như lời nhận xét của Ngoại trưởng Anh, ông Putin là người có thể chấm dứt cuộc nội chiến Syria chỉ bằng một cuộc điện thoại.

Dưới đây là 5 điều trên thế giới đã thay đổi sau cuộc xung đột Syria này.

Nga hồi sinh

"Có một người trên hành tinh này có thể chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria chỉ bằng một cuộc điện thoại và người đó chính là Putin", đó là lời của Ngoại trưởng Nga Philip Hammond.

Liệu Tổng thống Putin có cứu được Syria khỏi chiến tranh? Nguồn: Internet

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thành lập một chỗ đứng mới tại Trung Đông sau khi nhiều năm theo dõi khi Mỹ kêu gọi cố gắng trong khu vực. Tháng 9/2015, sau khi hỗ trợ khí giới, cố vấn và kinh tế cho Tổng thống Bashar Assad không đủ hiệu lực, ông Putin đã gửi không quân tới đương đầu với những đối thủ của chính phủ Syria. Bạo lực giảm xuống trong thời gian gần đây phần lớn là do sự bức chế của Nga. Những dự định của Nga dành cho Syria vẫn còn che kín nhưng bất cứ ai dẫn dắt Syria tiếp sau đây sẽ đều mắc nợ ông Putin về chiếc ghế của họ.

Trước Syria đã có Georgia vào năm 2008, Ukraine vào 2014. Đó là những nơi mà ông Putin không hề nao núng khi can thiệp để bảo vệ lợi ích của Nga.

Sự gia tăng của Nhà nước Hồi giáo IS

[mecloud]AJGLyoe3Jy[/mecloud]

Trong sự vô nghĩa của cuộc xung đột Syria, một nhánh chi nhánh ít được biết đến nhưng lại rất hung bạo của al-Qaeda đã phát triển trở thành nhóm khủng bố hàng đầu hành tinh.

Trong năm 2014, IS đã hoàn toàn tiếp quản khu thành phố Raqqa ở phía đông Syria và tiếp tục chiếm lấy Mosul của Iraq. Dần dần, nó chiếm được cả một khu vực trải dài ở biên giới 2 nước này, có kích thương ngang với nước Anh - chúng cướp vũ khí, của cải và con người trên đường đi. Chính phủ Syria gần như không kiểm soát được sự lây lan này. Họ còn bận rộn chiến đấu ở những khu vực đông đúc hơn, gần bờ biển Địa Trung Hải.

IS đã làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc trong khu vực và trên thế giới bằng việc tàn sát các tộc người thiểu số, áp dụng chế độ nô lệ tình dục, đánh bại quân đội nhà nước và hanh quyết những đối thủ với những hình thức kinh khủng nhất. Nó đã phá hủy những di sản như những đền thờ tại thành phố cổ Palmyra và thúc đẩy buôn bán cổ vật trên toàn cầu.

Nhóm cũng đã tiến hành các cuộc tấn công khủng bố từ Pháp tới Yemen, thành lập một vị trí đổ bộ ở miền bắc Libya. Nơi này có thể còn tồn tại lâu hơn cả cái được gọi là "caliphate" - đế chế Hồi giáo ở Iraq và Syria. Có lẽ, đáng kinh ngạc nhất là hàng ngàn thanh niên đến từ châu Âu - không phải tất cả đều có nguồn gốc Hồi giáo - đã đổ xô gia nhập IS.

Châu Âu mất ổn định

Hàng nghìn người Syria rời bỏ quê hương để tới châu Âu. Ảnh: Reuters

Khi châu Âu tạo ra hiệp định biên giới mở của mình vào cuối thế kỷ trước, họ đã không lường trước được về hơn một triệu người di cư - chủ yếu là những người tị nạn đến từ Syria - chỉ trong một năm, năm 2015. Hàng nghìn người đã chết khi cố vượt biển, đang đặt ra một thách thức đạo đức cho lục địa này. Dòng người di cư, tiếp tục không suy giảm, đã mang lại cả sự rộng lượng lẫn bài ngoại, cuối cùng dẫn tới sự sắp xếp là mở cửa biên giới tới tận trung tâm.

Châu Âu hiện nay đang dựng lên những hàng rào dọc tuyến đường di cư Balkan, từ Hy Lạp tới Đức cho dù ban đầu, họ cho phép hàng trăm, hàng nghìn người đi qua. Có vô số người đang chết dần chết mòn trong điều kiện tồi tàn ở đông nam châu Âu. Nhiều người đã phải đối mặt với sự lãng quên về mặt pháp lý trên khắp lục địa, chờ đợi xin tị nạn hoặc được cư trú không phép.

Cuộc tấn công của IS vào nước Pháp hồi tháng 11/2015 (dù cho phần lớn là công dân Pháp và Bỉ thực hiện) đã dấy lên những cáo buộc an ninh trên khắp châu Âu và thúc đẩy các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc. Ngay cả ở nước Mỹ, chính trị gia Donald Trump - người đang chạy đua chức Tổng thống - đã gây sốc với nhiều người khi đề nghị cấm người Hồi giáo tới nước này.

Châu Âu hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận để đưa tất cả những người di cư tới Hy Lạp trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, để đổi lấy những người tị nạn đã được lựa chọn trước từ Syria.

Các nước láng giềng bị phá vỡ

Cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu vẫn chưa là gì so với làn sóng chuyển dịch đã quét qua các nước láng giềng của Syria. Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan chỉ riêng họ đã chứa 4,4 triệu người tị nạn từ Syria. Tại Lebanon, số người tị nạn đã chiếm hơn 1/5 dân số.

Những người tị nạn Syria mang lại vốn, lao động và tạo ra một nền kinh tế hỗn hợp trong xã hội sở tại.

Cuộc xung đột Syria cũng đã gài bẫy lực lượng dân quân và các nước trong khu vực, gây mất ổn định các nước láng giềng vốn mong manh như Lebanon và đánh thức căng thẳng sắc tộc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Ankara, cuộc xung đột Syria đã gây nên những mối quan ngại về một cuộc nội chiến với người Kurd.

Iran trỗi dậy

Cuộc xung đột Syria đã cân đối lại các trục quyền lực khu vực. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của người Shiite Iran hiện nay đang mở rộng từ Beirut tới Tehran, với các chính phủ phụ thuộc ở Baghdad và Damacus. Chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng, Tướng Qassem Soleimani đã tới thăm Nga và thường chỉ đạo triển khai ở Syria và Iraq. Iran có lực lượng dân quân ở cả 2 nước và hoạt động bên ngoài các cấu trúc chỉ huy tối cao.

Tại Lebanon, Iran đang được đại diện mạnh mẽ bởi Hezbollah, một nhóm lai giữa dân quân và đảng, bị trục xuất khỏi phía nam Israel vào năm 2000. Họ đã gửi hàng nghìn chiến binh tới để hỗ trợ ông Assad tại Syria. Israel ủ rũ chứng kiến cảnh những kẻ thù của mình huấn luyện với pháo binh hiện đại cùng với quân đội của Nga và Iran, củng cố vị thế của mình dọc biên giới đất nước Do Thái này. Hezbollah đã vững vàng cách ly khỏi những đối thủ do Saudi hậu thuẫn tại Lebanon.

Saudi Arabia, cường quốc của người Sunni tại khu vực, đang phải vật lộn để duy trì hỗ trợ cho quân nổi dậy người Sunni tại Syria trong khi vẫn phải chiến đấu với phiến quân người Shiite do Iran hậu thuẫn tại Yemen.

Bảo Linh (New York Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: nội chiến IS Putin