Tin mới

Putin đang "khát" tiền mặt

Thứ hai, 17/10/2016, 17:00 (GMT+7)

Quy định chính sách tiêu chuẩn cho các thỏa thuận của Washington với Nga hiện tại là: Đồng ý hay không đồng ý về những vấn đề nhất định, nhưng vẫn cố gắng tìm những điểm có thể hợp tác.

Quy định Chính sách tiêu chuẩn cho các thỏa thuận của Washington với Nga hiện tại là: Đồng ý hay không đồng ý về những vấn đề nhất định, nhưng vẫn cố gắng tìm những điểm có thể hợp tác.

Vẫn còn một số lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác, tuy nhiên, số lĩnh vực này đã giảm mạnh trong tuần qua.

Nga đang cần tiền mặt. Ảnh: Reuters

Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 10 đã yêu cầu một cuộc điều tra tội ác chiến tranh đối với Nga vì các cuộc không kích ở Syria, đặc biệt là ở Aleppo. Washington cũng chính thức cáo buộc các hacker do chính phủ Nga tài trợ đã có những can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ rút khỏi một hiệp ước xử lý plutonium năm 2000, ông còn thông báo cho Washington một dự luật cơ bản, yêu cầu Wasington phải đáp ứng một số yêu cầu của Nga nếu muốn tiếp tục hợp tác.

Putin cũng nêu trong dự luật lí do vì sao Nga đình chỉ các hiệp ước, trong đó bao gồm một danh sách chi tiết các hành động không thân thiện của Washington nhằm chống lại Nga. Ông đặc biệt kêu gọi việc bãi bỏ các danh sách Magnitsky, danh sách các quan chức của Nga bị trừng phạt vì cái chết của luật sư Sergei Magnitsky trong khi bị giam giữ, cũng như toàn bộ chương trình cấm vận của Hoa Kỳ.

Putin thậm chí đã đi thêm một bước nữa: Ông yêu cầu bồi thường những thiệt hại không xác định bắt nguồn từ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hiện nay, cũng như từ các biện pháp Nga đang phải duy trì để chống trừng phạt.

Một kết luận hợp lý là trong tương lai gần, hai nước sẽ khó có thêm tham gia vào một cuộc đối thoại.

Putin cũng đã cho biết hiện nay tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này vẫn đang được tiến hành. Và Moscow là dường như đang chịu những thiệt hai gia tăng từng ngày.

Mặc dù điện Kremlin cho thấy không có dấu hiệu của việc nhượng bộ, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước Nga có thể hỗ trợ khát vọng toàn cầu của nước này trong bao lâu. Năm 2014, việc Moscow can thiệp vào miền đông Ukraine đã gây ra một cuộc suy thoái lớn. Các nhà kinh tế đã tìm kiếm trong vô vọng những dấu hiệu về thời điểm phục hồi của kinh tế Nga.

Giá thấp dầu thường được mô tả như là thủ phạm chính cho sự suy giảm kinh tế của Nga. Nhưng các Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga vừa công bố một con số ấn tượng làm nổi bật tình trạng khó khăn của nền kinh tế Nga. Cổ phần của nhà nước trong nền kinh tế - bao gồm cả các công ty nhà nước - đã đạt khoảng 70 phần trăm. Đây là con số về cơ bản đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Các hoạt động đặc trưng nhằm chống độc quyền của nền kinh tế Nga tương tự như hành động để ủng hộ cho "chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", có nghĩa là không có cạnh tranh thực sự.

Như để khẳng định thêm cho nhận định này này, hàng dầu quốc doanh khổng lồ Rosneft của Nga hiện đã nổi lên như là người chiến thắng trong việc thâu tóm cổ phần của công ty dầu Bashneft, một công ty nhà nước thời gian gần đây đang có chủ trương tư nhân hóa. Chỉ có ở Nga mới có thể có một giao dịch giữa hai thực thể do nhà nước kiểm soát nhưng vẫn được coi là tư nhân hóa.

Chính phủ Nga đang cần tiền mặt, thậm chí nhiều khả năng Nga có thể đi vay từ các chính phủ khác.

Các đề xuất ngân sách 2017-2019 xác nhận rằng việc cắt giảm thêm ngân sách sắp tiếp tục diễn ra để giảm thâm hụt quốc gia. Thậm chí Nghị định chi tiêu xã hội tháng 5/2012 của Putin trước đó vốn được coi là bất khả xâm phạm cũng đang phải đối mặt với việc sẽ bị cắt giảm đáng kể. Chỉ có giới quân đội hiện vẫn đang miễn dịch với các chính sách cắt giảm ngân sách hà khắc.

Đến nay, điện Kremlin vẫn đang hài lòng với vai trò là kẻ phá hủy trật tự toàn cầu. Chỉ riêng điều đó cũng có thể làm hỏng mối quan hệ Hoa Kỳ-Nga trong nhiều năm tới.

Nga sẵn sàng trả tiền cho những cuộc phiêu lưu quân sự, tuy nhiên, không giống như việc tạo ra một sự hiện diện lâu dài hay tích cực trong những lĩnh vực mà Moscow hoạt động. Ví dụ, không ai có thể mường tượng rằng người Nga sẽ xuất hiện với những khoản tiền tiền để xây dựng lại một Aleppo đang bị tàn phá kiệt quệ bất cứ khi nào cuộc nội chiến kết thúc.

Tương tự như vậy, Nga đã cho thấy họ không có khuynh hướng giải quyết cơ sở hạ tầng và quản lý các vấn đề ở miền đông Ukraine. Thay vào đó, Nga để cho các nhà lãnh đạo nổi dậy tham gia vào những cuộc thanh trừng nội bộ (kết thúc bằng các vụ ám sát) để giành quyền kiểm soát nhiều hoạt động chợ đen và buôn lậu.

Những nỗ lực để tách biệt hai bên tham chiến trong khu vực vẫn tiếp tục. Mục tiêu dài hạn của điện Kremlin là giữ ảnh hưởng và quyền kiểm soát tại Lugansk và Donetsk trong một Ukraina đang bị chia rẽ. Điều này sẽ không chỉ cung cấp cho Nga một quyền phủ quyết gián tiếp các chính sách trong nước của Ukraine, nó cũng khiến Ukraina nhận được các hóa đơn cho việc xây dựng lại khu vực từ phía Nga.

Ngay cả việc tìm các nguồn lực kinh tế để hỗ trợ Crimea cũng dường như là một "cây cầu quá xa". Theo nghĩa đen, một cây cầu được đề xuất để nối Crimea và đại lục Nga đã bị trì hoãn do thiếu tiền. Crimea cũng chứng kiến ​​phản ứng nổi tiếng của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khi một người phụ nữ cao tuổi thắm mắc về chuyện lương hưu giảm: "Không có tiền. Nhưng bà hãy cố cầm cự! ".

Bài kiểm tra cho chính quyền tiếp theo của Hoa Kỳ là làm cách nào để giữ cho Nga phải có trách nhiệm với các sự lựa chọn kinh tế của nước này.

Việc đối thoại nên tiếp tục. Washington phải hiểu rằng ông Putin quan tâm đến quá trình đàm phán - điều này đảm bảo uy tín trong nước của ông - nhiều hơn so với một kết quả thực sự đạt được cuối cùng.

Nhưng nếu không thể bỏ qua vai trò của Nga, thì cũng không thể tung ra các gói cứu trợ kinh tể và cho phép việc tái truy cập vào các thị trường tài chính phương Tây của Mosscow. Putin đã lựa chọn theo đuổi con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước, do đó ông phải chấp nhận từ bỏ hội nhập toàn cầu, hiệu quả kinh tế, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ông Putin có thể tin rằng chiến lược này là cần thiết cho sự sống còn của sự nghiệp chính trị của mình, nhưng đó không phải là một kế hoạch cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Thật vậy, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu Nga đã giảm 14 triệu người trong cuộc suy thoái vừa qua.

Nhu cầu tài chính của Putin cùng với việc Nga rút khỏi Hiệp ước plutonium là không phải là điều kém khôn ngoan. Nga muốn có một sức mạnh vĩ đại. Và Kremlin muốn người khác phải trả tiền cho điều đó.

Washington và các đồng minh châu Âu không nên chần chừ trong việc việc kiểm chứng những toan tính kinh tế sai lầm nghiêm trọng của Putin.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news