Tin mới

Cuộc chiến tiền tệ căng thẳng giữa Nga-phương Tây

Thứ bảy, 29/11/2014, 10:56 (GMT+7)

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine cùng với sự sụt giảm\nnhanh chóng của giá dầu và khí đốt đã đẩy đồng Rub của Nga mất giá tới 40\% so\nvới USD tính từ đầu năm tới nay và hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài đã thoái\nvốn khỏi thị trường Nga.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine cùng với sự sụt giảm nhanh chóng của Giá dầu và khí đốt đã đẩy đồng Rub của Nga mất giá tới 40% so với đồng USD tính từ đầu năm tới nay và hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi thị trường Nga.

Tổng thống Putin

Giới truyền thông phương Tây lan truyền rằng Putin rời hội nghị thượng đỉnh G20 sớm bởi vì ông không hài lòng với những lời chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo phương Tây về tình hình ở Ukraine. Phương Tây cáo buộc Nga đang đứng đằng sau và hỗ trợ mạnh mẽ cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine và tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đối với Nga. Nhưng Tổng thống Nga Putin vẫn luôn tin tưởng và khẳng định rằng, Moscow có đủ năng lực để đối phó lại mọi biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Chẳng phải bây giờ Tổng thống Putin mới cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm giảm vai trò của đồng USD trên thị trường toàn cầu. Tổng thống Putin đã luôn quan tâm đặc biệt đến các vị trí đặc quyền của đồng USD và mong muốn sẽ hạ bệ được vai trò của đồng USD. Ví dụ, người đứng đầu của Nga đã tiến hành các biện pháp để đảm bảo rằng thanh toán trong thị trường dầu quốc tế không chỉ bằng đồng USD.

Trong vấn đề này thì Trung Quốc cũng đồng quan điểm với Nga và hiện hai nước đang tăng giao dịch thương mại với nhau bằng đồng tiền nội nhằm giảm thiểu việc sử dụng đồng USD như đồng tiền thanh toán trong thị trường quốc tế.

Nga cho rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga của Mỹ có lệnh hạn chế khả năng của các doanh nghiệp Nga và các tổ chức tài chính Nga huy động vốn bằng đồng tiền USD Mỹ đang làm hại chính nước Mỹ vì Nga cũng đang có chiến lược hạn chế tầm ảnh hưởng của USD và Moscow đang cố gắng chuyển sang việc tích lũy ngoại hối bằng các kênh khác nhau chứ không chỉ riêng đồng USD.

Trong ngắn hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng đã có những tác động tới kinh tế Nga khi ngân hàng trung ương Nga buộc phải thả nổi giá trị đồng Rub theo thị trường. Nhưng về mặt lâu dài khi Nga và các đối tác thương mại lớn của Moscow vượt qua được sức ảnh hưởng của đồng USD thì rất có thể vị trí đồng tiền dự trữ lớn nhất của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là USD sẽ bị lung lay và đương nhiên Mỹ sẽ phại chịu tổn thất rất nặng nề.

Theo Yên Hưng (Newsland)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news