Tin mới

Quân đội Triều Tiên chuyển mình với xẻng và máy bay cũ

Thứ sáu, 15/07/2016, 15:48 (GMT+7)

Kể từ khi Kim Jong-Un lên nắm quyền, Triều Tiên đã có những sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu quyền lực. Kim Jong-Un được cho là sẽ dịch chuyển trọng tâm quyền lực mà quân đội nước này đang nắm quá nhiều trong tay.

Kể từ khi Kim Jong-Un lên nắm quyền, Triều Tiên đã có những sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu quyền lực. Kim Jong-Un được cho là sẽ dịch chuyển trọng tâm quyền lực mà quân đội nước này đang nắm quá nhiều trong tay.

Kim Jong-Un đang tái thiết quân đội mạnh mẽ. Ảnh: KCNA

Giống như nhiều người khác trong đội quân 1,2 triệu người của Bắc Triều Tiên, Eom Yeong-nam dành nhiều thời gian cầm trên tay cán gỗ của một chiếc xẻng hơn cầm một khẩu súng trường Kalashnikov trong thời gian quân ngũ của mình trong Lữ đoàn Xây dựng 501.

"Ngoại trừ thời gian huấn luyện quân sự cơ bản khoảng 2-3 tháng một năm, chúng tôi thường chỉ làm việc về xây dựng các căn hộ hoặc kết cấu bê tông cho chín đến mười tháng còn lại" Eom, người đã phục vụ 10 năm trong quân đội trước khi bỏ trốn sang Hàn Quốc năm 2010, một năm trước khi Kim Jong Un lên nắm quyền tại Bắc Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo trẻ đã mở rộng việc sử dụng cái gọi là "người lính-xây dựng", thúc đẩy sự bùng nổ xây dựng của Triều Tiên như trong thời Xô Viết khi các vũ khí thông thường trở nên lỗi thời.

Trọng tâm quân sự của ông là ngày càng tập trung nhiều vào khả năng "bất đối xứng" như vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và chiến tranh mạng để ngăn chặn kẻ thù chính của Bắc Triều Tiên là Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Căng thẳng trên bán đảo đã gia tăng từ đầu năm nay. Bắc Triều Tiên đang phải chịu các lệnh trừng phạt thắt chặt hơn của Liên Hợp Quốc sau thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4 trong tháng Một và các vụ phóng tên lửa sau đó. Triều Tiên hôm qua cho biết sẽ có  "đáp trả vật lý" với các động thái của Hoa Kỳ và Hàn Quốc nhằm triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến THAAD trên bán đảo Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên cũng cho biết vào thứ hai nó đã cắt đứt kênh duy nhất trong việc trao đổi thông tin liên lạc với Hoa Kỳ sau một quyết định của Hoa Kỳ trừng phạt Kim Jong Un với cáo buộc vi phạm nhân quyền và triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc.

Sự tập trung vào khả năng bất đối xứng là một dấu hiệu cho thấy Kim Jong-Un đang muốn thu nhỏ tầm quan trọng của quân đội trong cơ cấu quyền lực của Bắc Triều Tiên. Dần dần, Kim được cho là sẽ tháo dỡ chính sách "Tiên Quân", Chính sách của người cha quá cố của ông, Kim Jong Il đưa ra, và sẽ đưa ra các ưu tiên khác cho các đảng Công nhân.

Điều này được thể hiện gần đây nhất khi Ủy ban Quốc phòng Quốc gia, một cơ quan quân sự được thúc đẩy thành lập bởi cha của Kim là một trong những tổ chức ra quyết định cao nhất trong chính phủ, đã được thay thế vào tháng trước bởi Ủy ban Nhà nước, mang tính dân sự nhiều hơn.

"Các KPA (Quân đội Nhân dân Triều Tiên) đang trải qua quá trình hiện đại hóa thực sự. Kim Jong Un đang cắt giảm một số cơ quan và mạng lưới bảo trợ đã phát triển quá mạnh mẽ," Michael Madden, một chuyên gia về lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho biết.

Sau khi lên nắm quyền, một trong những nạn nhân đầu tiên của cuộc thanh trừng do ông Kim khởi xướng là Ri Yong Ho, Tổng tham mưu của KPA năm 2012.

Kể từ đó, ông đã thúc đầy nhiều hơn sự xuất hiện thường trực của các quan chức và sĩ quan quân đội cấp cao ở những nơi công cộng.

Trong năm 2014, Kim đã lệnh cho đô đốc của mình tham gia vào một cuộc thi bơi trên bãi biển được tổ chức tại cung điện mùa hè của mình và ông cũng theo dõi cuộc thi, theo truyền thông nhà nước Triều Tiên.

Mùa hè năm đó, chỉ huy lực lượng không quân của ông đã tham gia lái một bay máy bay chiến đấu như một phần của một cuộc thi bay quân sự, và ông còn hướng dẫn các tướng của mình tham gia vào một cuộc thi bắn súng mục tiêu.

"Các sĩ quan cao cấp đang dần mất đi những đặc quyền của giới quân nhân", Madden cho biết thêm rằng các cuộc thi như vậy có thể phân biệt một cán bộ có năng lực thực sự hay không từ những người thăng tiến nhờ tham nhũng và bảo trợ.

Đội quân hàng triệu binh lính?

Trong khi Bắc Triều Tiên thường được tin là có một "triệu người đàn ông trong quân đội", nhưng phần lớn số binh lính trong số đó không có khả năng chiến đấu và với thời gian tại ngũ đến 10 năm, họ đơn giản là một nguồn lao động dễ dàng huy động.

Chỉ có khoảng 300.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, hầu hết trong số họ kém trang bị và tập trung ở gần các khu vực liên Triều Demlitiarised (DMZ), Tổng tham mưu Vincent Brooks, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cách đây một năm.

DMZ cách Seoul chỉ vỏn vẹn 40km, và Triều Tiên thường đe dọa sẽ biến Seoul thành một "biển lửa".

Bắc Triều Tiên có 73 tàu ngầm, nhiều hơn cả Trung Quốc và vượt trội so với số lương 23 tàu ngầm của Hàn Quốc, mặc dù các tàu ngầm này hầu hết theo nguyên mẫu của Liên Xô, được cho là đã "lão hóa" nhưng đó vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược Kim Jong Un khi Triều Tiên tuyên bố đã có thể gắn một đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Bắc Triều Tiên cũng có 21.100 khẩu súng pháo binh, chủ yếu là vũ khí cũ do Liên Xô thiết kế, theo thống kê quân sự của IISS, nhiều gấp hai lần Hàn Quốc và hơn 8000 khẩu so với Trung Quốc.

Có thể thêm các so sánh, Hàn Quốc có 628.000 binh sĩ hoạt động, hầu hết trong số đó cũng là lính nghĩa vụ, và 4,5 triệu quân dự bị. Bắc Triều Tiên có 5,7 triệu dự bị, theo thống kê quân sự của Balance IISS năm 2016, hầu hết trong số họ không được trang bị đầy đủ, bán quân nhân-nông dân, dân quân tự vệ.

Một thiết bị lỗi thời khác của quân đội Triều Tiên là máy bay Antonov An-2, một chiếc máy bay của Liên Xô được chế tạo vào những năm 1940, được sử dụng hữu hiệu ở những nơi rậm rạp với tầm bay thấp, nhưng nếu có radar máy nay này chỉ có thể bay ở tốc độ chậm nếu không muốn bị phát hiện.

Máy bay An-2. Ảnh: Wiki

Gần đây, số máy bay còn lại của lực lượng không quân thậm chí còn được sơn lại, theo hình ảnh được phát hành bởi phương tiện truyền thông Triều Tiên, một động thái mà "chỉ che đậy sự yếu kém cơ bản của phi đội máy bay Triều Tiên trong hai thập kỷ qua", theo các đánh giá quân sự toàn cầu dựa vào các thống kê của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

Tuy nhiên, quân đội của Kim đã dành nguồn lực khan hiếm để cải tạo các đường băng bị nứt tại các căn cứ không quân, đầu tư vào các đơn vị phòng thủ trên các đảo,trên bờ biển và trên các bãi đá ngoài khơi. Ngoài ra Triều Tiên còn được cho là đang xây dựng thêm các khu vực huấn luyện xe tăng mới, theo phân tích từ các hình ảnh từ vệ tinh của Curtis Melvin tại Đại học Johns Hopkins ở Washington.

Các binh lính của KPA "thiếu sự hỗ trợ hậu cần cần thiết để duy trì một cuộc tấn công quy mô lớn", Tổng tham mưu Brooks nói với Thượng viện.

Thay vào đó, Triều Tiên được cho là đã tích lũy đủ lượng plutonium cho khoảng 21 vũ khí hạt nhân, theo Viện Washington dựa trên nghiên cứu về khoa học và an ninh quốc tế. Triều Tiên cũng đang đẩy nhanh việc thử nghiệm các loại tên lửa đạn đạo dù họ biết việc đó vi phạm của Liên Hợp Quốc Nghị quyết Hội đồng Bảo an.

Triều Tiên cũng đang tăng cường khả năng chiến tranh mạng, theo chính phủ Hàn Quốc. Cùng với các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa, chiến tranh mạng là bây giờ một trong những "thanh kiếm toàn năng" của Kim Jong Un, phía Triều Tiên cho biết, theo tình báo quốc gia của Hàn Quốc.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news