Tin mới

Dự án đạm Ninh Bình 667 triệu USD tạm ngừng sản xuất

Thứ ba, 17/01/2017, 15:19 (GMT+7)

Dự án nhà máy đạm Ninh Bình gặp nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng, lỗ gần 2.000 tỷ trong hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân xuất phát từ sự không thống nhất giữa chủ đầu tư Vinachem và nhà thầu Trung Quốc.

Dự án nhà máy đạm Ninh Bình gặp nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng, lỗ gần 2.000 tỷ trong hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân xuất phát từ sự không thống nhất giữa chủ đầu tư Vinachem và nhà thầu Trung Quốc.

Theo thông tin đăng tải trên báo Công an nhân dân, Tri thức trực tuyến cho biết, sáng nay 17/1 Bộ Công thương đã chính thức công bố kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh tại dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình.

Đây là dự án được khởi công xây dựng từ năm 2008 tại Khu công nghiệp Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình. Dự án có tổng mức đầu tư 667 triệu USD, với công suất thiết kế 560.000 tấn Ure/năm. Chủ đầu tư chính là tập đoàn hóa chất Việt Nam, còn nhà thầu EPC là tổng công ty thiết kế và thầu khoán Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Dự án đạm Ninh Bình có vốn đầu tư 667 triệu USD, sau hơn 4 năm hoạt động đã chịu lỗ 1.719 tỷ đồng. Ảnh: Công an nhân dân

Sau thanh tra phát hiện ra nhiều sai phạm tồn đọng tại đây. Cụ thể như, tổng công ty hóa chất Việt nam Vinachem đã phê duyệt dự án trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả tài chính thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro,... Bổ nhiêm giám đốc ban quản lý dự án chưa tuân thủ quy định. Chủ đầu tư cấp than cho nhà thầu chạy thử vượt so với hợp đồng. Hơn nữa, trong hợp đồng EPC có nhiều điểm bất lợi cho chủ đầu tư khi bàn về trách nhiệm của nhà thầu Hoàn Cầu về lượng than chạy thử vượt ngưỡng.

Trong giai đoạn thi công, nhà thầu làm chậm tiến độ 420 ngày so với hợp đồng, gây phát sinh nhiều chi phí. Chỉ tính riêng số tiền lãi vay đã trả trong thời gian kéo dài đã lên tới 527 tỷ đồng. Đến tận thời điểm hiện tại cả hai bên vẫn chưa thống nhất được số tiền để phạt nhà thầu do làm chậm tiến độ.

Sau đó khi chủ đầu tư nhận bàn giao tạm thời nhà máy từ nhà thầu thì các thông số kỹ thuật chưa đạt yêu cầu theo hợp đồng đã ký, điển hình như dây chuyền thiết bị hoạt động chưa ổn định; số ngày chạy máy và công suất không đạt báo cáo nghiên cứu khả thi đã phê duyệt trước đó.

Vì những sai phạm trên mà sau hơn 4 năm vận hành hai bên vẫn chưa đàm phán xong để xử lý các tồn đọng, chưa thống nhất được trách nhiệm mỗi bên, khiến dự án chưa được quyết toán.

Ngoài sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, dự án còn nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, từ năm 2012 đến năm 2015 kết quả kinh doanh của CT TNHH đạm Ninh Bình liên tục lỗ. Nếu như báo cáo nghiên cứu khả thi lỗ trước đó đặt ra trong 3 năm đầu là 47.910,220 USD, tương đương 1.025 tỷ đồng, thì  trên thực tế tổng lỗ lũy kế của nhà máy đã lên tới 1.719 tỷ đồng, vượt so với lỗ kế hoạch 694 tỷ đồng.

Từ đó dẫn dến tình trạng tạm ngừng sản xuất, nhiều người lao động phải nghỉ việc luân phiên, không đảm bảo hiệu quả xã hội.

Bộ Công thương yêu cầu Vinachem, ban quản lý dự án nhà máy đạm Ninh Bình và CT TNHH MTV đạm Ninh Bình làm rõ trách nhiệm tập thể; cá nhân và tiến hành xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news