Tin mới

Rau sống và cách rửa rau sống sạch, an toàn

Thứ ba, 29/09/2015, 08:41 (GMT+7)

Rau sống, rau củ sống là một trong những món ăn được khá nhiều người sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên do không được chế biến chín nên rau sống lại là nguồn mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một vài cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ được những ký sinh trùng và giảm bớt lượng độc tố trên rau củ sống.

Rau sống, rau củ sống là một trong những món ăn được khá nhiều người sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên do không được chế biến chín nên rau sống lại là nguồn mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một vài cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ được những ký sinh trùng và giảm bớt lượng độc tố trên rau củ sống.

Nhặt rau sạch

Rau sống có khả năng làm lây nhiễn ký sinh trùng, Zing dẫn lại kết quả nghiên cứu của Vện sốt rét - Ký sinh trùng cho thấy trong 8 loại mẫu rau sống thường dùng thì tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 -100%. Do đó, kể cả rau sạch và đã được rửa bằng nước chuyên dụng thì tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.  Vì thế, cần nhặt rau thật kĩ và loại bỏ những lá bị sâu, úa, những lá bị biến dạng. 

Rửa nước nhiều lần

Rau sống nên rửa nhiều lần dưới nước sạch để loại bỏ tạp bẩn. Ảnh nguồn: Internet

Sai lầm của nhiều người cho rằng rau sạch chỉ cần rửa từ 2 đến 3 lần là sạch. Tuy nhiên, Zing dẫn lời của tiến sĩ Phan Thanh Tâm ( bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Bách khoa HN) cho thấy chỉ rửa 2 đến 3 nước khó có thể loại bỏ được những tạp bẩn, ký sinh trùng...mà mắt thường không nhìn thấy. 

Không nên chần qua rau

Nhiều người cho rằng, chần qua rau sau đó ăn hoặc nấu sẽ an toàn nhưng đây là sai lầm. Zing dẫn lời Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh (bộ môn rau và cây gia vị, Viện nghiên cứu rau qảu Việt Nam) cho biết thói quen rửa và chần rau mới nấu sẽ đảm bảo vệ sinh là không cần thiết, cách làm này sẽ làm giảm lượng vitamin vừa làm mất các chất phòng ngừa ung thư trong rau. 

Rau lá nên rửa nhiều lần

Vnexpress dẫn lời các chuyên gia cho rằng, rau lá là dạng rau được xếp vào dạng ô nhiễm nhất cũng như có nguy cơ mang mềm bệnh tả cao nhất. Trong rau lá có chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân trực tiếp lên lá.

Đối với rau lá nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và rửa từng lá, rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Sau đó cho rau vào chậu nước cho thêm ít muối ngâm trong vòng 5 phút. 

Rau ăn quả không nên ăn ngay

Nên ngâm rau trong nước muối khoảng 5 phút trước khi ăn sống hoặc chế biến. Ảnh nguồn: Internet

Vnexpress cho biết, rau ăn quả là loại rau ít ô nhiễm hơn do leo giàn nên khi bị tưới ít bị dính phân. Tuy nhiên, ăn rau quả lại dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm khi chưa hết hạn cách ly thuốc. 

Do đó, khi mua về không nên ăn ngay mà nên rửa sạch từng quả rồi bọc nylon và cho vào tủ lạnh, săn sau đó 2 ngày. Cách này sẽ giúp hoa quả vẫn tươi ngon và vừa đủ thời gian để thuốc phân hủy. Không nên ngâm nước muối và để qua ngày vì cách này dễ làm quả bị hỏng.

Rau ăn củ nên gọt vỏ

Đối với loại rau ăn củ thường đảm bảo an toàn hơn do đó không cần phải ngâm nước muối. Bạn nên rửa sạch và gọt vỏ, rửa sạch lại lần nữa. Cách này sẽ làm hạn chế chất bẩn dính ngoài vỏ vào phần thịt củ đã gọt. 

Rau ăn hoa nên dưới sạch với nước

Rau ăn hoa nên được rửa sạch dưới vòi nước. Ảnh nguồn: Internet

Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất  vì hoa thường ở trên cao và kỵ với các loài thuốc bảo vệ thực vật. Đối với loại rau ăn hoa nên rửa sạch dưới vòi nước.

Rau gia vị cần rửa thật sạch

Các loại rau gia vị cũng cần được rửa thật sạch như các loại khác vì các loại gia vị như hành, ớt tươi... có thể bị tưới cả phân tươi lên do đó rất dễ nhiễm ký sinh trùng. 

Lau khô trái cây

Sau khi rửa sạch trái cây, dùng khăn giấy lau sạch nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news