Tin mới

Sản xuất hàng mã thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm

Thứ ba, 25/08/2015, 15:52 (GMT+7)

Hàng mã là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam. Và nghề làm hàng mã đã đưa lại khoản thu nhập khủng cho nhiều hộ dân tại “thủ phủ hàng mã” Việt Nam. 

Hàng mã là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam. Và nghề làm hàng mã đã đưa lại khoản thu nhập khủng cho nhiều hộ dân tại “thủ phủ hàng mã” Việt Nam. 

Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là nơi sản xuất ra những bức tranh Đông Hồ. Như hàng chục năm trước khi trở về làng Đông Hồ mọi người sẽ thả hồn chiêm ngưỡng quanh cảnh làng quê bình dị, những người dân cặm cụi bên bản in tranh, tô vẽ.

Nhưng bây giờ làng tranh Đông Hồ lại được coi là thủ phủ hàng mã của Việt Nam, người dân tứ xứ đổ về đây để tìm mối hốt bạc với nghề sản xuất và buôn bán hàng mã.

Từ những thợ thủ công chuyên về vẽ tranh Đông Hồ nay đã chuyển hẳn sang làm thợ thủ công trong gia công đồ gia dụng hãng mã. Những mặt hàng được sản xuất tại làng Đông Hồ nhận được rất nhiều sự ưa chuộng của các lái buôn vì sự tinh tế của các sản phẩm dưới bàn tay các nghệ nhân tài hoa.

Làng tranh Đông Hồ nay nổi tiếng là "thủ phủ hàng mã" Việt Nam. Ảnh: Người lao động

Về làng Đông Hồ, từ 6 giờ sáng đã ùn ùn từng hàng xe tải mang biển số các tỉnh thành trong cả nước, từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ninh,…  lần lượt đến rồi đi. Mặt hàng chủ yếu mà lái buôn các tỉnh thành đến đây thu mua là vàng mã, đầy đủ các kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

Sở dĩ nghề làm vàng mã phát triển vượt bậc như thế này xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Như trước đây, vào các ngày lễ xã tội vong nhân; Tết Nguyên đán người dân chỉ hóa vàng mã quần áo để thể hiện chữ hiếu và cầu mong Bình An cho người cõi âm thì nay nhà nhà đều sắm lễ cũng vàng mã cho người cõi âm rất thịnh soạn, đầy đủ những vật dụng như người trần, dần dần việc cúng vàng mã đã trở thành một thói quen tiêu dùng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ.

Nhận thấy nhu cầu của người dùng cao nên các hộ dân trong làng đều mở thêm xưởng và thuê nhân công để sản xuất vàng mã, phục vụ nhu cầu thị trường.

Không như những nơi sản xuất vàng mã khác, tại làng Đông Hồ mỗi hộ gia đình sẽ sản xuất chuyên một mặt hàng. Nhà nào làm mũ thì chỉ chuyên sản xuất mũ, làm quần áo thì chuyên quần áo,... nên ở đây không lo cạnh tranh nguồn hàng.

Mỗi hộ gia đình sản xuất chuyên một sản phẩm, không lo cạnh tranh nguồn hàng. Ảnh: Tiền phong

Tuy là nghề bán đồ giả nhưng đưa lại khoản Doanh thu khá khẩm cho các hộ gia đình, tiền lời cao gấp đôi, gấp ba những nghề khác. Chỉ với nghề làm vàng mã mà các hộ dân trong làng đã thi nhau xây lên những căn nhà vài tầng và sở hữu riêng một xưởng chuyên làm hàng mã.

Chia sẻ trên Motthegioi, chị Nguyễn Thị Hòa, chuyên làm vàng mã tại làng Đông Hồ cho biết, trung bình một ngày chị làm được 100 cây vàng, một cây lời 30.000 đồng. Vậy tính ra trung bình gia đình chị làm ra 3 triệu đồng, một tháng khoảng 90 triệu đồng.

Với mức giá bán buôn được các chủ sản xuất ở làng Đông Hồ niêm yết: ô tô 50.000 đồng, SH 50.000 đồng, áo comple 20.000 đồng, biệt thự 100.000 đồng, máy bay 60.000 đồng, iPhone 5S 50.000 đồng,... còn khi bán ra có thể hét giá gấp đôi, gấp ba giá gốc.

Khác so với các năm trước, năm nay thủ phủ vàng mã làng Đông Hồ vừa sản xuất tiêu thụ lượng lớn hàng hóa cho thị trường trong nước, lại vừa xuất khẩu sang nước ngoài như Lào, Trung Quốc, Campuchia,... Người dân tại các nước này cũng sử dụng rất nhiều vàng mã. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu là tiền vàng, quần áo, xe cộ, ... Dự đoán trong tương lai đây sẽ là nguồn thu nhập chủ lực của các hộ dân trong làng “thủ phủ hàng mã” Việt Nam.

Hoài An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news