Tin mới

Sáng 9/3, Việt Nam có thể quan sát nhật thực

Thứ ba, 08/03/2016, 21:06 (GMT+7)

Tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng Nhật thực vào 6h sáng ngày 9/3. Hiện tượng Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời, khi nhìn từ trái đất, dường như mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời.

Tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng Nhật thực vào 6h sáng ngày 9/3. Hiện tượng Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời, khi nhìn từ trái đất, dường như mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ mặt trời.[mecloud]DArVwcuoYs[/mecloud]

Theo tin tức trên báo VnExpress, vào ngày 9/3, sẽ xảy ra hiện tượng thiên văn kỳ thú- Nhật thực toàn phần. Vùng quan sát hiện tượng này nằm trong dải hẹp khoảng từ 94km đến 155km bắt đầu từ Ấn Độ Dương lúc mặt trời mọc, sau đó đi qua một số vùng lãnh thổ của Indonesia và kết thúc ở phía Bắc Thái Bình Dương.

Hiện tượng Nhật thực. Ảnh internet

Tại Việt Nam, giới thiên văn cho biết chỉ quan sát được hiện tượng Nhật thực một phần. Trong đó Cà Mau là nơi quan sát rõ nhất, có độ che phủ lớn nhất với 58%, sau đó là TP HCM 52%, Đà Nẵng 36%, và Hà Nội 22%. Thời điểm có thể quan sát được hiện tượng Nhật thực bắt đầu là lúc 6h, cực đại rơi vào khoảng 7h30 và kết thúc sau 8h30 (theo giờ Việt Nam).

Theo báo Tri Thức Trực Tuyến, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, để theo dõi hiện tượng Nhật thực, người quan sát nên chọn vị trí là những nơi có góc nhìn thoáng về phía đông do nhật thực diễn ra khá sớm. Tuy nhiên, theo ông Sơn nếu thời tiết mưa hay mây mù thì không thể quan sát được hiện tượng này.

Trong khi đó, trả lời PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Hà Duyên Châu Nghiên cứu viên cao cấp – Nguyên Viện trưởng Viện vật lý địa cầu cho biết: “Nhật thực là hiện tượng lý thú của thiên văn học, không xảy ra theo quy luật nhất định. Nghĩa là khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm thẳng hàng thì xảy ra nhật thực”.

Theo ông Châu, hiện tượng Nhật thực một phần ngày 9/3 không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của con người trên trái đất.

Để quan sát hiện tượng Nhật thực an toàn, người xem cần sử dụng kính của thợ hàn loại số 14 trở lên, kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước, quan sát trên mặt đất, xô nước...Tuyệt đối không được quan sát hiện tượng Nhật thực bằng mắt thường, phim lóa sáng như X-quang, giấy gói qùa...

[mecloud]plsrYN8zGd[/mecloud]

Video: Dân Việt

 

Địa điểm tố chức quan sát Nhật thực

Theo tin tức trên báo Chinhphu.vn, tại các thành phố lớn sẽ có một vài địa điểm tổ chức quan sát Nhật thực:

Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Thiên văn Hà Nội sẽ tổ chức quan sát ở vườn hoa Lạc Long Quân, đường Nguyễn Hoàng Tôn (chỗ đối diện hai con rồng) từ 6h30 đến 8h30. Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam theo dõi hiện tượng này lúc 7h sáng tại khu bán đảo Linh Đàm.

Tại Đà Nẵng, Câu lạc bộ Thiên văn Đà Nẵng tổ chức quan sát tại khu vực tượng mẹ Âu Cơ, trong Công viên Biển Đông từ 5h30 đến 9h30. 

Tại TPHCM, Câu lạc bộ Thiên văn học Nghiệp dư TPHCM tổ chức quan sát tại 2 địa điểm là chân cầu Thủ Thiêm hướng Quận 2 và Làng đại học Quốc gia từ 6h đến 8h.

   

H.Yen (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news