Tin mới

Sốt xuất huyết: Triệu chứng đầu tiên và cách ngừa bệnh

Thứ tư, 23/07/2014, 16:29 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Sốt xuất hiện là loại dịch bệnh thường gặp vào mùa hè và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều trẻ nhỏ. Để sớm phát hiện cũng như phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau.

(Tinmoi.vn) Sốt xuất hiện là loại dịch bệnh thường gặp vào mùa hè và đây cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều trẻ nhỏ. Để sớm phát hiện cũng như phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau.

Dấu hiệu của bệnh

Do tính chất phức tạp và nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, nên khi thấy các dấu hiệu sau, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được được khám và điều trị kịp thời:

- Sốt (nóng) cao 39 – 40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.

- Xuất hiện tình trạng xuất huyết. Có nhiều dạng xuất huyết:

+ Xuất huyết dưới da: trên mặt da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt những vết này với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

+ Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

- Đau bụng.

Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:

- Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã

- Chân tay lạnh

- Tiểu ít

- Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Nếu người bệnh chỉ bị sốt xuất huyết nhẹ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, uống nước nhiều hơn bình thường, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol và ăn thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa).

Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu trở nặng như: sốt li bì, vật vã, tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn, ói nhiều, môi tím bầm và da đổi màu bầm thì nên chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy.

- Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước.

- Thả cá hoặc mêzô vào tất cả các vật dụng chứa nước (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp...) để diệt bọ gậy.

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa...; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.

- Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa...

- Bỏ muối vào các bát nước kê chân chạn (tủ đựng chén bát).

- Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi. 

Thoa Nguyễn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news