Tin mới

Sự thật bất ngờ: Mỹ từng hủy hoại Ramadi trước khi giải phóng?

Thứ bảy, 09/01/2016, 10:27 (GMT+7)

Trong khi giới chức Mỹ tuyên bố đã thành công trong chiến dịch giải phóng thành phố chiến lược Ramadi khỏi vòng kiểm soát của IS, thì sự thật là thành phố này đã từng bị liên quân do Washington dẫn đầu tàn phá trên diện rộng trong các cuộc giao tranh.

Trong khi giới chức Mỹ tuyên bố đã thành công trong chiến dịch giải phóng thành phố chiến lược Ramadi khỏi vòng kiểm soát của IS, thì sự thật là thành phố này đã từng bị liên quân do Washington dẫn đầu tàn phá trên diện rộng trong các cuộc giao tranh.

Theo đài phát thanh Loud & Clear của Sputnik, sự thật sau cái gọi là thành phố được "giải cứu" bởi liên quân do Mỹ dẫn đầu không giống như những gì mà truyền thông đưa tin lâu nay.

"Đối với nhiều người Iraq, cuộc tấn công này không hẳn là một sự giải phóng. Nó chẳng hơn gì một cuộc chuyển giao giữa lực lượng dân quân này sang lực lượng dân quân khác. Thật không may, chính quyền trung ương Iraq và các lực lượng vũ trang của họ cũng không khác gì một lực lượng dân quân tại đất nước này", Raed Jarrar, nhà phân tích chính trị thuộc Ủy ban những người bạn Mỹ nói với Loud & Clear.

"Họ cũng đang được ủy thác tiếm quyền kiểm soát và vi phạm nhân quyền như IS", ông Jarrar nhấn mạnh.

Xe tăng của lực lượng an ninh Iraq tiến vào thành phố Ramadi hôm 24/12. Ảnh: Reuters

Jarrar, một chuyên gia lớn lên ở Iraq lưu ý rằng, tình trạng bạo lực bè phái có thể trở thành hình thái cố định ở Iraq - thứ vốn không hề tồn tại trước khi Mỹ can thiệp vào quốc gia này.

"Điều đó (sự can thiệp của Mỹ) thực sự là gốc rễ của những gì mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Iraq giờ là nơi IS và những lực lượng dân quân như người Shiite, người Kurd chiến đấu theo mô hình mà Mỹ đã đưa vào từ năm 1991, và sau đó, Washington tiếp tục đưa vào Iraq lực lượng bộ binh như những Chính sách mới vào năm 2003".

Ryan Endicott, một cựu Hải quân Hoa Kỳ từng tham gia chiến dịch chiếm đóng của Ramadi vào năm 2005, đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về những yếu tố dẫn đến việc thành phố này rơi vào tay IS.

"Tôi nghĩ rằng tôi không hề ngạc nhiên chút nào khi nhìn thấy sự thất bại của Ramadi, nhất là từ những gì tôi đã chứng kiến trong suốt thời gian theo nghiệp binh", Endicott nói với Loud & Clear.

"Trong suốt thời gian 8 tháng tham gia chiến dịch, giữa những cuộc tấn công và bắn phá liên tục từ đối thủ, một sự thật rất rõ ràng là, khi tuần tra trên các tuyến phố, tôi phát hiện rất nhiều lỗ đạn và những trường học bị đánh bom. Cho đến khi tôi rời khỏi đó, thành phố gần như đã trở nên hoang tàn..."

Những cuộc không kích của liên quân đã yểm trợ rất nhiều trong chiến dịch giải phóng Ramadi, đồng thời cũng khiến thành phố này càng trở nên hoang tàn. Ảnh: AP

Endicott cho biết những hoạt động trên do chính cách binh sĩ Mỹ đã chiếm Ramadi thực hiện.

"Khi tôi đến đó, trung sĩ đầu tiên của tôi đã nói với chúng tôi rằng khi chúng ta ở đây thì "Những kẻ khủng bố hôm nay là những kẻ khủng bố hôm nay. Phụ nữ hôm nay sẽ sinh ra con cháu ngày mai, và những đứa trẻ ngày mai lớn lên sẽ lại tiếp tục trở thành khủng bố vào tuần tới. Vì vậy, ở đây chẳng có ai là vô tội".

Chính quan điểm phân biệt chủng tộc này đã khiến binh lính Mỹ theo đuổi các chính sách vốn đã tước đi quyền công dẫn của những người dân địa phương.

"Khi chúng tôi đi tuần tra, những gì chúng tôi làm là lục soát các ngôi nhà và bắt giữ hầu hết bất cứ người đàn ông nào đang ở độ tuổi quân sự, tức từ 13 tuổi trở lên. Họ bị chất túi cát trên đầu, tay bị trói chặt. Và sau đó, tôi thậm chí không thể nói với bạn điều gì đã xảy ra đối với những người đã bị đưa lên xe tải đó".

Trong khi vẫn còn nhiều tranh luận về việc đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Bush về những thất bại ở Iraq, thì Jarrar đã chỉ ra rằng Washington tích cực duy trì một mối quan hệ thù địch với Iraq trong suốt hơn hai thập kỷ.

Một tòa nhà ở Ramadi bị hư hại nặng sau nhiều tuần giao tranh kéo dài.

"Dường như Mỹ đã làm chính xác một việc trong suốt 25 năm qua. Kế hoạch của Washington là phá hủy đất nước này bằng cách sử dụng lực lượng quân đội và bất cứ cách thức hữu ích nào khác", ông nói, đồng thời nhấn mạnh, dù bề ngoài Mỹ có vẻ như đang giúp đỡ Iraq, song thực chất đang khiến cho tình trạng của quốc gia này ngày càng tồi tệ hơn.

Tháng trước, mặc cho cái gọi là "giải phóng" Ramadi, làn sóng bạo lực của Mỹ ở Iraq có vẻ như vẫn tiếp tục khi mà Washington vẫn theo đuổi những chính sách tồn tại nhiều bất cập.

"Đó là chính sách chính thức mà chính phủ Mỹ đã thông qua nhằm chia Iraq thành các khu vực dân tộc và sắc tộc như một ý tưởng hoàn hảo. Bởi theo họ, nếu tách người Sunni, người Shiite, người Kurd và người Kito giáo, thì cuộc xung đột sẽ chấm dứt".

"Ý tưởng tách biệt các cộng đồng người đang tạo ra một tiêu chuẩn mới chưa từng tồn tại trước đây", Jarrar cho biết thêm. Ông cũng mô tả nhiều cộng đồng dân tộc ở Iraq đã sống hòa thuận với nhau thế nào suốt hàng nghìn năm qua, cho đến khi có sự can thiệp của phương Tây.

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news