Tin mới

Sự thật thông tin ăn vải nhiễm virus viêm não Nhật Bản

Thứ sáu, 12/06/2015, 10:13 (GMT+7)

"Ăn quả vải không thể lây nhiễm virus viêm não Nhật Bản", đó chỉ là khẳng định của PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới.

"Ăn quả vải không thể lây nhiễm virus viêm não Nhật Bản", đó chỉ là khẳng định của PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới.

Theo tin tức trên VTV, hiện nay đang là giữa tháng 6, chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm của dịch viêm não Nhật Bản - một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề cho người nhiễm. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương.

Trước thông tin một số người cho rằng "ăn quả vải có thể nhiễm virus viêm não Nhật Bản", PGS.TS Bùi Vũ Huy khẳng định đây là thông tin không chính xác và sai lầm, virut viêm não Nhật Bản không hề tồn tại trong quả vải. 

[mecloud]uHTGQ2l6St[/mecloud]

(Video: VTV)

Triệu chứng phát hiện bệnh viêm não Nhật Bản, thời kỳ ủ bệnh là 1 – 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày, thường ít có triệu chứng. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ và lú lẫn. 

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở màng não, não và rối loạn thần kinh thực vật. Đối với dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều mặt như co cứng cơ, co vặn, cơn quay mắt quay đầu, co giật, động cơn, run, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.

Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề: nhiệt độ giao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.

Trong các trường hợp nặng tiến triển đến tử vong, thường thấy sốt trên 40 độ C kèm với các rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 8 của giai đoạn cấp. Với các bệnh nhi sống sót có thể để lại các di chứng thần kinh tâm thần.

Để đề phòng nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản, cần tiêm phòng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

Trên phương diện toàn xã hội, phòng bệnh viêm não Nhật Bản phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt bọ gậy, giải quyết nước ứ đọng, phân, rác...

H.Nguyen (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news