Tin mới

Tái chế rác thải y tế nguy hại, bệnh viện Bạch Mai lên tiếng

Thứ bảy, 09/01/2016, 08:53 (GMT+7)

Mới đây, phóng sự trên báo Lao Động đã vạch trần tình trạng tuồn rác thải y tế ra ngoài để bán cho các khu vực tái chế. Ngay sau khi có thông tin, chiều 8/1,  Bệnh viện Bạch Mai đã họp nóng với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí. 

Mới đây, phóng sự trên báo Lao Động đã vạch trần tình trạng tuồn rác thải y tế ra ngoài để bán cho các khu vực tái chế. Ngay sau khi có thông tin, chiều 8/1,  Bệnh viện Bạch Mai đã họp nóng với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí. 

Thông tin trên báo Dân Trí, chiều ngày 8/1, Bệnh viện Bạch Mai đã họp nóng với sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí để trả lời về tình trạng tuồn rác thải y tế ra ngoài bệnh viện để tái chế.

Trước những nghi vấn về chất thải y tế, trong đó có chất thải nguy hại còn dính nguyên máu tại bệnh viện Bạch Mai bị tuồn ra ngoài nhằm tái chế thành những vật phẩm vẫn đang sử dụng, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc BV Bạch Mai khẳng định "BV kiểm soát chặt chẽ và không để chất thải nguy hại thẩm lậu ra bên ngoài".

Theo đó, khoa nhiễm khuẩn là nơi được kiểm tra gắt gao, kiểm soát và giám sát phân loại nhằm bảo đảm đảm rác thải độc hại không bị tuồn ra ngoài. 

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, trường khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Bạch Mai chia sẻ trên báo Dân Trí rằng lượng chất thải tại BV Bạch Mai rất lớn, mỗi ngày phát sinh khoảng 5,7 tấn chất thải, trong đó chủ yếu là các chất thải thông thường (4,5 tấn) và khoảng 300 chất thải tái chế, 800 kg chất thải lây nhiễm độc hại. 

Nhiều chất thải y tế vẫn còn dính máu vẫn được tập kết và tuồn ra ngoài để tái chế. Ảnh: Lao Động

"Trong chất thải y tế, chất thải nguy hại (gồm các loại kim tiêm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông băng, vật liệu cầm máu, chất thải liên quan đến chất hóa học, chất thải phóng xạ như bơm kim tiêm sử dụng lấy hóa chất phóng xạ phải tiêu hủy. Còn chất thải tái chế như chai dịch truyền bằng nhựa (chai đựng dịch lọc thận, nước muối biển, những chất không gây hại), giấy vụn, chai lọ thủy tinh, can nhựa đựng chất thải không nguy hại, nút chai...được phép tái chế”.

Trước đó, trên báo Lao Động có bài loạt bài phóng sự "Kinh hoàng công nghệ chế biến rác bẩn ở Bệnh viện Bạch Mai", "Sự thật khủng khiếp bên trong bệnh viện" đã phản ánh tình trạng bệnh viện này ngang nhiên tuồn chất thải y tế trong đó có cả các loại chất thải nguy hại ra bên ngoài đến các khu tái chế ngoại thành Hà Nội (thôn Minh Khai...)

Theo đó, những loại rác thải nhựa rắn và mềm đều được phân loại và đưa vào tái chế thành những vật phẩm và người dân sử dụng hàng ngày như cốc, thìa...

Tình trạng rác thải y tế bị tuồn ra ngoài để tái chế thành những sản phẩm thông thường được người dân sử dụng cũng đã được không ít các cơ quan báo chí phản ánh.

Trong đó, đầu năm 2015, trên báo Thanh Niên cũng đã có loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng tái chế rác thải y tế tại nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội như Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Việt Đức: "Tràn lan mua bán rác thải y tế nguy hại"...Trong đó phản ánh nhiều loại rác thải y tế nguy hại, mang nguồn bệnh truyền nhiễm dính máu, dịch y tế... vẫn được tuồn ra ngoài và tập kết tại các khu tái chế. Tại đây, những người dân khử trùng bằng cách thô xơ và đưa vào tái chế thành những vật phẩm đồ dùng hàng ngày.

Khi đó, chia sẻ trên báo Thanh Niên, ông Triệu Đình Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Triều đã thừa nhận "Cho dù là y tá, điều dưỡng hay nhân viên các bệnh viện có bán cho bất kỳ ai, hoặc bằng đường nào đi chăng nữa thì cuối cùng nhựa y tế vẫn cứ tập trung về làng Triều Khúc của chúng tôi. Và theo tôi được biết thì hiện các hộ trong làng rất chuộng dùng nhựa y tế để tái chế, bởi giá thu mua của loại này tương đối rẻ”.

Trước thông tin được phản ánh về tình trạng tuồn rác thải y tế ra ngoài để tái chế tại BV Bạch Mai, Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện Bạch Mai báo cáo về vụ việc này. 

Theo đó, trong Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc quản lý chất thải y tế có nội dung "5 hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4, Chương I trong Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) bao gồm: Thải các chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý, tiêu hủy đạt tiêu chuẩn vào môi trường; Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và không đúng nơi quy định; Chuyển giao chất thải y tế cho tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải; Buôn bán chất thải nguy hại; Tái chế chất thải y tế nguy hại.

Trong Phụ lục 4, Danh mục chất thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) cũng chỉ rõ: Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm: Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.

Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại. Lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại. Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy. Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại...."

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news