Tin mới

Tại sao Pháp và Đức muốn dừng trừng phạt Nga

Thứ hai, 12/01/2015, 06:30 (GMT+7)

Hiện nay, cả Đức và Pháp đang xem xét dỡ bỏ các\nlệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga và mong muốn cải thiện mối quan hệ với\nNga bất chấp sự không hài lòng từ người Mỹ.

Hiện nay, cả Đức và Pháp đang xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga và mong muốn cải thiện mối quan hệ với Nga bất chấp sự không hài lòng từ người Mỹ.

 

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande

Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức và Pháp muốn ngừng trừng phạt Nga bởi vì nếu tiếp tục cuộc chiến kinh tế với Nga thì không chỉ mỗi nền kinh tế Pháp và Đức bị ảnh hưởng mà sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế EU. Ngoài ra còn nhiều tác động tiêu cực khác khi mối quan hệ của EU và Nga đi xuống.

Chính quyền của Đức và Pháp hiểu rằng, kinh tế Nga giờ đã qua thời kỳ khó khăn như những năm đầu Liên Xô tan rã. Nền kinh tế Nga đã hội nhập với thế giới và có những mối quan hệ kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã có những hiệu ứng tiêu cực đến nền kinh tế Nga nhưng phương Tây cần hiểu rằng, nước Nga không thể bị đổ vỡ bởi các lệnh trừng phạt như vậy.

Nước Nga hiện nay đang khó khăn nhiều là do Giá dầu thô giảm, đã làm đồng rub mất giá liên tục so với đồng USD. Dự trữ ngoại hối của Nga tụt từ gần 600 tỷ USD xuống còn hơn 300 tỷ USD. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không phải do các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Ngoài ra, khi Pháp trừng phạt Nga đã không thực hiện cam kết cung cấp tàu đổ bộ hiện đại Mistral cho Nga. Điều này làm Pháp mất tới 3 tỷ Euro vì vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, việc phá vỡ hợp đồng này còn làm Pháp mất uy tín trên thị Trường Vũ khí thế giới.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có chuyến thăm tới Moscow và đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Putin để giải quyết các bất đồng hiện nay. Trong khi đó Phó Thủ tướng Đức, Sigmar Gabriel đã nói rằng, phương Tây nên từ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga, bởi vì sự đảm bảo an ninh và ổn định xã hội của toàn bộ châu Âu không thể thiếu Nga và các biện pháp trừng phạt Nga hiện nay không đem lại lợi ích gì cho Đức và EU.

Theo Yên Hưng/Newsland

Video tham khảo :Dự án tàu ngầm bay siêu khủng của Hải quân Nga:

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.