Tin mới

Tập Cận Bình và kế hoạch trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai của Trung Quốc

Thứ năm, 31/07/2014, 15:20 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chủ tịch Tập Cận Bình muốn “truy cùng diệt tận” tham nhũng để củng cố địa vị cũng như phục hồi lại Đảng cộng sản.

(Tinmoi.vn) Chủ tịch Tập Cận Bình muốn “truy cùng diệt tận” tham nhũng để củng cố địa vị cũng như phục hồi lại Đảng cộng sản.

Với mong muốn mạnh mẽ là sẽ để lại một sự nghiệp ngang với Đặng Tiểu Bình và nhận thấy Đảng cộng sản Trung Quốc đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng, Tập Cận Bình đã chiến đấu không ngừng để chống lại tham nhũng, một quan chức trong nội bộ Đảng cho biết.

Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ dùng chiến dịch chống tham nhũng này để quét sạch những “chướng ngại” – những nhóm lợi ích cố hữu đã trở nên rất mạnh và không muốn thay đổi đang cản lại những chương trình cải cách đầy tham vọng của mình.

Các quan chức cáp cao và con cháu của các cựu lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đều cho rằng Tập Cận Bình rất tôn thờ và muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai, người có thể đưa Trung Quốc đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của cải cách và tăng trưởng.

Họ nói rằng Tập Cận Bình tự xác định mình mạnh mẽ như một thành viên thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” và tự thấy mình có nhiệm vụ và xứ mệnh hồi sinh Đảng cộng sản – vốn đang bị nạn tham nhũng và quan liêu làm cho xói mòn.

“Tập Cận Bình đã được truyền cảm hứng để khẳng định vị trí của mình trong lịch sử như một như một nhân vật vĩ đại của đảng. Để đạt được điều này, ông ấy cần củng cố quyền lực và làm suy yếu nhưng kẻ chống lại cải cách”, một người thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” cho biết.

“Ông ấy (Tập Cận Bình) có thể dễ dàng kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không cần những thay đổi lớn, giống như người tiền nhiệm của ông ấy (Hồ Cẩm Đào) đã làm. Nhưng ông ấy lại chọn con đường đi khó hơn bởi ông ấy ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm của mình – con trai của những nhà cách mạng”.

Cha của ông, Tập Trọng Huân, mất năm 2002 là một đảng viên lão thành, người đã giúp thành lập lên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 và sau này đi tiên phong trong cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình vào cuối những năm 1970.

Trong khi cả 2 người tiền nhiệm của Tập Cận Bình đều đã phát động chiến dịch chống tham nhũng trong những ngày đầu nhiệm kỳ của mình thì cuộc săn lùng của Tập Cận Bình là chưa từng có trong tiền lệ.

Tập Cận Bình và kế hoạch trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai của Trung Qu

Ngày 29/7, Với việc công khai cuộc điều tra cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, Trung Quốc đã phá vỡ điều cấm kỵ chính trị trong nhiều thập kỷ qua đó là không truy tố các quan chức cấp cao nhất về tội tham nhũng. Mới 1 tháng trước, dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã khai trừ nguyên phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Từ Tài Hậu ra khỏi đảng vì tội tham nhũng.

Trong vòng 20 tháng đầu tiên nắm giữ chức vụ, Tập Cận Bình đã “xử” ít nhất 36 quan chức từ cấp thứ trưởng cho đến cấp cao hơn – nhiều hơn 7 người so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào từng làm trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông.

“Đây là một cuộc thanh trừng đảng, nhắm vào những người và những bè phái được xem như đang làm suy yếu tính hợp pháp và làm tổn hại đến hình ảnh cũng như sự ổn định của Đảng cộng sản”, Kerry Brown, giáo sư chính trị Trung Quốc tại ĐH Sydney nói.

Nội bộ Đảng Trung Quốc nói rằng Tập Cận Bình sẽ sử dụng chiến dịch chống tham nhũng này để phá vỡ những hội nhóm luôn chống lại các kế hoạch cải tổ toàn diện của ông.

Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình cáo buộc Tập Cận Bình sử dụng nó để cản trở các đối thủ trong đảng và cài cắm người của mình lên nắm quyền.

Dali Yang, giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Chicago cho rằng: “Rõ ràng Tập Cận Bình nhận thấy tham nhũng là mối đe dọa đối với đảng và đất nước nhưng ông cũng nhận ra rằng việc chống tham nhũng là cách tốt để xây dựng danh tiếng cho mình. Chắc chắn việc này sẽ giúp ông đưa thêm nhiều người của mình lên nắm quyền”.

Tập Cận Bình đã âm thầm đưa nhiều “con ông cháu cha” và đồng minh thân cận của mình vào những vị trí quan trọng kể từ khi lên nắm quyền. Ví dụ như đưa Chen Zhiya, con trai của Tổng bí thư Đảng Chen Geng lên nắm chức Cục phó Cục tình báo PLA vào năm ngoái.

“Tập Cận Bình tin tưởng vào đội ngũ con ông cháu cha bởi ông tin rằng chúng tôi sẽ có cùng những ý tưởng với ông – tất cả chúng tôi đều trân quý đảng và nhà nước vì đây đều là thành quả của cha ông chúng tôi. Tập Cận Bình không thích các quan chức, những người vô kỷ luật và không biết kiềm chế lòng tham”, một nguồn tin thuộc dòng dõi con ông cháu cha nói.

Để phản ứng lại ý kiến của những nhà phê bình, Tập Cận Bình đã yêu cầu các đoàn kiểm tra kỷ luật đến các cơ sở ông từng nắm quyền. Cả Thượng Hải và Chiết Giang – nơi ông từng điều hành – đều được thanh tra. Điều này chứng tỏ Tập Cận Bình sẵn sàng loại bất cứ ai, dù là bạn hay không nếu như họ vi phạm kỷ luật đảng.

Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình không phải không có rủi ro. Jonathan Holslag, nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc Học viện Brussels cho biết: “Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, ông sẽ khiến người dân tức giận. Sẽ có thêm nhiều người chống đối ông trong hệ thống, đặc biệt là khi ông “xử lý” những người có ô dù trong đảng”.

Bảo Linh (Theo scmp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news