Tin mới

Tàu ngầm nào của Liên Xô mỗi khi ra khơi lại khiến cả Hải quân Mỹ báo động?

Thứ hai, 27/11/2017, 21:33 (GMT+7)

Năm 1967, ngành đóng tàu quân sự Liên Xô đã cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, là nỗi khiếp đảm của Hải quân Mỹ mỗi khi nó ra khơi.

Năm 1967, ngành đóng tàu quân sự Liên Xô đã cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, là nỗi khiếp đảm của Hải quân Mỹ mỗi khi nó ra khơi.

Tháng 11/1967, Hải quân Liên Xô đã đưa vào biên chế chiếc hạt nhân đầu tiên mang theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với số hiệu К-137 thuộc Đề án 667А. Nó được ví như "quái vật" dưới lòng biển sâu và trở thành nền tảng cho Chính sách răn đe hạt nhân của Moscow cũng như mở đường cho tương lai tàu ngầm hạt nhân Nga sau này.

 

Năm 1970, "quái vật" dưới lòng đại dương К-137 được đặt theo tên của Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo Cách mạng tháng 10 Nga.

"Liên Xô thực tế đã có 2 Đề án tàu ngầm 658 mang tên lửa hạt nhân nhưng tàu ngầm Lê Nin trở thành chiếc đầu tiên được vũ trang "tới tận răng" các tên lửa nguyên tử có thể bay xa tới 10.000 km tấn công mục tiêu", Viktor Litovkin, chuyên gia phân tích quân sự của Hãng thông tấn TASS cho biết.

Các mẫu trước đó được trang bị 3 tên lửa tầm trung nhưng K-137 thì được biến chế tới 16 quả ICBM và trở thành một phần thiết yếu trong chính sách răn đe hạt nhân của Liên Xô. Đặc biệt, mỗi con "quái vật" đại dương này hiệu quả hơn gấp 5 lần nếu can dự vào các cuộc chiến tranh có thể xảy ra.

Theo Pravda.ru, các nguồn tài liệu của cả Nga và nước ngoài đều xác nhận, khi những chiếc tàu ngầm thuộc Đề án 667А ra biển (ít nhất cũng trong những năm đầu), thì toàn bộ Hải quân Mỹ sẽ được đặt trong tình trạng báo động.

"Một đặc điểm thú vị nữa của những chiếc tàu ngầm này là chúng được trang bị hệ thống quản lý thông tin tự động đầu tiên của Liên Xô: Máy tính. Chúng cho phép triển khai hoạt động dẫn đường chính xác các tên lửa ICBM", chuyên gia Litovkin cho biết thêm.

Những tàu ngầm này có thể lặn sâu gấp 1,5 lần các mẫu tàu thế hệ trước, lập kỷ lục thế giới với độ lặn sâu 400 m so với mặt nước biển.

"Các tàu ngầm này có nhiều không gian sinh hoạt hơn và các khoang cũng rộng hơn. Thủy thủ và chỉ huy tàu thậm chí còn có cả một phòng tập gym. Nếu phải ở dưới nước tới 6 tháng liền, sự thoải mái về thể chất và tinh thần là vấn đề phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Các tàu ngầm này đáp ứng được tiêu chuẩn đó", chuyên gia Litovkin chia sẻ.

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc xây dựng các hệ thống răn đe hạt nhân trở thành một trong những mục tiêu chính của Liên Xô và các nhà sản xuất nước này đã nhận được một lượng lớn đơn hàng cho các cỗ máy như vậy.

Tính tổng cộng, Liên Xô đã sở hữu tới 34 tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 667A, mỗi chiếc trang bị 16 quả ICBM. Số tàu ngầm này thuộc biên chế của các Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương.

"Điều quan trọng nhất là những tàu ngầm của Đề án 667A đã tạo động lực phát triển cho các tàu ngầm hạt nhân tương lai. Nga sẽ không thể có được các tàu ngầm lớp Borei hay Yasen nếu không có chúng", Litovkin kết luận.

 
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news