Tin mới

Tàu ngầm: Thành quả vĩ đại của nền khoa học kỹ thuật (P2)

Thứ năm, 24/04/2014, 14:22 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Hiện\nnay, tàu ngầm được coi là một trong những loại máy móc, thiết bị đòi hỏi công\nnghệ hiện đại và phức tạp nhất mà loài người từng chế tạo.

(Tinmoi.vn) Hiện nay, tàu ngầm được coi là một trong những loại máy móc, thiết bị đòi hỏi công nghệ hiện đại và phức tạp nhất mà loài người từng chế tạo.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1945), các chiến lược địa chính trị mới của các cường quốc trên thế giới đã hình thành, đặc biệt là sự kiện cuộc Chiến tranh Lạnh (đứng đầu 2 phía là Liên Xô và Mỹ, 2 cường quốc này cạnh tranh trên tất cả các mặt, chạy đua và kìm hãm lẫn nhau, trong đó nổi bật lên đó là cuộc chạy đua vũ trang).

Vào thời điểm này, các cường quốc mong muốn tạo ra một thế hệ tàu ngầm có thể lặn lâu và âm thầm hoạt động với thời gian lâu dài ở mọi đại dương trên hành tinh mà không cần nổi lên trên mặt nước (khi tàu ngầm nổi là khả năng bị đối phương phát hiện tăng lên đáng kể thi lặn). Bởi vì tàu ngầm động cơ Diesel/điện có một số hạn chế như chúng không thể lặn sâu dưới trước trong khoảng thời gian dài, chúng buộc phải nổi lên để tích điện cho động cơ, hơn nữa trong khoảng thời gian, thông thường là 3 tháng phải vào bờ để tiếp nhiên liệu. Với những yêu cầu thiết thực đó, đi cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, trong đó có công nghệ hạt nhân. Mỹ là nước đầu tiên hạ thủy chiếc tàu ngầm được trang bị lò phản ứng hạt nhân (thường gọi tắt là tàu ngầm hạt nhân) vào năm 1954. Chỉ 4 năm sau, Liên Xô cũng cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên. Sau đó 2 cường quốc này sản xuất hàng loạt tàu ngầm hạt nhân để trang bị cho quân đội.

Tàu ngầm: Thành quả vĩ đại của nền khoa học kỹ thuật (P2)

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ

Đến nay, trên thế giới ngoài hai ông lớn là Mỹ, Nga thì có 4 nước là Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ đang sơ hữu được công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra có một số quốc gia khác đang có dự án nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân như Argentina và Brazil. Về mặt số lượng, hiện nay quân đội Mỹ đang được trang bị 71 tàu ngầm hạt nhân, tiếp theo là Nga với 33 chiếc, Anh với 11 chiếc, Trung Quốc và Pháp đều có 10 chiếc và cuối cùng Ấn Độ mới chỉ có 2 tàu ngầm hạt nhân.

Về những ưu điểm của tàu ngầm hạt nhân, cho đến ngày nay nó vẫn là 1 trong những con “ át chủ bài” của các cường quốc quân sự. Tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động tới 25 năm mới phải thay đổi lò phản hứng và thay nhiên liệu mới, nếu đủ lương thực cho các thủy thủ chúng có thể “lang thang” ở khắp đại dương khắp năm châu hàng năm trời không cần nổi lên mặt nước. Sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân đi cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn hàng chục nghìn ki-lô-mét, biến nó trở thành “ bóng ma chết chóc” từ đáy đại dương.

Theo các chuyên gia quân sự, bất kỳ nước nào sở hữu tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chứa đầu đạn hạt nhân thì có sức răn đe ghê gớm với phần còn lại của  thế giới. Bởi sức hủy diệt khủng khiếp của nó, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mà hiện nay Mỹ đang sở hữu 18 chiếc, mỗi Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident II có tầm phóng trên 12 nghìn km, mỗi tên lửa loại này có thể mang được 12 đầu đạn hạt nhân.

Người ta ước tính rằng, trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ khi 24 tên lửa này được phóng hết thì một lục địa trên trái đất sẽ xóa sổ, vây ta tính đơn giản rằng chỉ cần khoảng 6 chiếc Ohio (30% số lượng tàu Ohio mà Mỹ đang sở hữu) mà khai hỏa hết thì trái đất sẽ là một hành tinh chết, không còn sự sống. Nga cũng đang khởi đóng dự án 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borei (đã bàn giao 2 chiếc) được trang bị tên lửa Bulava. Loại tàu ngầm hạt nhân lớp Borei cũng có sức mạnh tương đương với loại tàu ngầm Ohio của Mỹ.

Chúng ta có thể kết luận rằng, tàu ngầm nói chung là một thành quả khoa học kỹ thuật đáng tự hào của loài người. Nhưng đáng tiếc là chỉ trong một số ít chúng dùng cho mục đích dân sự ( ví dụ chúng có thể giúp các nhà thám hiểm, các nhà khoa học lặn sâu dưới đáy đại dương cả nửa km, mà con người không thể lặn xuống đó được), còn lại đa số chúng được dùng cho mục đích quân sự. Đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân, các tổ chức và cá nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn mong muốn rằng, hiện tại và tương lai sẽ  không có bất kỳ chiếc tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới được lệnh khai hỏa tên lửa đạn đạo mà nó mang theo. Bởi lúc đó ít nhất một phần lớn Trái đất chúng ta sẽ trở về thời kỳ “đồ đá”.

H.Y (Seapeace)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news