Tin mới

Tết Đoan Ngọ và những món ăn không thể thiếu để "giết sâu bọ"

Thứ ba, 30/05/2017, 08:03 (GMT+7)

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt hay có truyền thống ăn những món ăn cổ truyền với hy vọng, những món ăn này sẽ có tác dụng giảm bệnh tật, diệt trừ "sâu bọ", mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người Việt hay có truyền thống ăn những món ăn cổ truyền với hy vọng, những món ăn này sẽ có tác dụng giảm bệnh tật, diệt trừ "sâu bọ", mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đã từ lâu, Tết Đoan Ngọ và việc “giết sâu bọ” đã trở thành truyền thống và phong tục của người Việt. Hàng năm cứ đến ngày này, nhà nhà lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái để “giết sâu bọ”.

Cơm rượu nếp cẩm

Chè nếp cẩm có mùi thơm, ngậy của nước cốt dừa, hòa với hương vị ngon ngọt của gạo nếp cẩm, mang đến cho gia đình một món chè tráng miệng vừa dễ ăn vừa giải nhiệt.

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu cơm nếp sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Ngay buổi sáng mồng 5 sau khi thức dậy, nhiều gia đình còn có thói quen ăn một bát cơm rượu để diệt sâu bọ.

Bánh tro

Bánh tro được lòng rất nhiều người bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn nhà và vị thanh mát tan ngay trong miệng.

Nhắc đến Tết đoan ngọ thì không thể bỏ qua một món ăn truyền thống của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, đó là bánh tro. Bánh tro được bán rất nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi vì ông cha ta tin rằng, loài bánh này có khả năng tiêu tan mọi bệnh tật trong cơ thể người.

Thịt vịt

Món thịt vịt trước đây được xem là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Dù không phổ biến nhưng rất nhiều người lựa chọn thịt vịt là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt – hàn.

Mặt khác nữa, có người lại cho rằng bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, thịt vịt béo hơn và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Các loại quả đầu mùa

Cùng với cơm rượu nếp và thịt vịt thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.

Các loại hoa quả trên mâm cơm của người Việt ngày Tết Đoan Ngọ thường là những loại quả mùa hè, chua chua ngon ngọt như mận, đào, vài, chôm chôm, xoài, dưa hấu... 

Tháng 5 là thời điểm mà các loại hoa trái mùa hè bắt đầu vào mùa. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Chè trôi nước

 

Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.

Chè kê

Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác.

Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news