Tin mới

Tết Nguyên đán 2017: Mạn đàm hình ảnh con gà trong đời sống văn hóa Việt

Thứ bảy, 28/01/2017, 18:28 (GMT+7)

Hình ảnh con gà đặc biệt là gà trống là một trong những hình ảnh quen thuộc hiện diện nhiều trong nền văn hóa Phương Đông. Năm Đinh Dậu 2017, cùng mạn đàm về hình ảnh con gà. 

Hình ảnh con gà đặc biệt là gà trống là một trong những hình ảnh quen thuộc hiện diện nhiều trong nền văn hóa Phương Đông. Đây được xem là vật nuôi được thuần hóa từ lâu trong lịch sử. Năm Đinh Dậu 2017, cùng mạn đàm về hình ảnh con gà trong đời sống văn hóa người Việt.

Thời cổ đại, gà đã được xem là vật linh thiêng trong một số nền văn hóa như Hy Lạp, La Mỹ, Âu Mỹ.... Gà cũng được gắn với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là vật hiến tế hay vật tế thần. 

Trong cuộc sống của người dân, gà có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với những vùng nông thôn với nền văn minh lúa nước. Tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê yên ả. Trong văn hóa Phương Đông, gà trống cũng là một trong 12 con giáp.

Ở Hy Lạp, người dân thường không dùng gà để hiến tế. Gà trống được coi là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena.Đối với người La Mã, gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo. Theo đó, họ cho rằng gà trống có mối liên hệ với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiêm đưa các linh hồ người chết về thế giới bên kia. 

Tại Châu Á, gà được xem như vật nuôi được thuần hóa quen thuộc, nằm trong 12 con giáp. Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, gà là món ăn riêng để dâng lên tổ tiên, thờ cúng thành hoàng.  

Hình ảnh con gà xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ. Ảnh: Internet

Tại Nhật Bản,  gà cũng được xem là con vật linh thiêng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số đó có câu chuyện thần thoai bất hủ rằng Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối.

Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.

Trong văn hóa đời sống tinh thần của người Việt Nam, gà được coi là dấu tích của nền văn minh, văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Những hình ảnh về gà xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn...

Truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công.

Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Gà xuất hiện quen thuộc trong các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa của người Việt. Ảnh: Internet

Tương truyền vào thời Tây Sơn, Nguyễn Lữ là người sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà trọi) và đây cũng là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, là một trong những bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua những thời kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc.

Trong văn học nghệ thuật, gà xuất hiện với nét tranh Làng Hồ, mang đậm phong thái yên bình của làng quê Việt với triets lý sống nhân bản, thiên nhiên. 

Gà là một trong những giống vật nuôi gần gũi và thân thiết đối với người dân Việt. Trong quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tích tính tốt của người quân tử: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Đức, Tín.

Đặc biệt, gà Hồ là một trong những giống gà quý tại Việt Nam, được chọn làm "linh vật" tại Đại hội thể thao Châu Á trong nhà năm 2009.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news