Tin mới

Thảm họa ở Nepal: Khách "Tây" ở lại cứu hộ

Thứ hai, 04/05/2015, 12:10 (GMT+7)

“Khi trái đất bắt đầu rung chuyển, chúng tôi biết là kỳ nghỉ đã kết thúc”, Martin Calineata nói. Cô là một bác sĩ 27 tuổi sống gần Frankfurt đang du lịch cùng đồng nghiệp tại Nepal khi trận động đất 7,8 độ diễn ra.

“Khi trái đất bắt đầu rung chuyển, chúng tôi biết là kỳ nghỉ đã kết thúc”, Martin Calineata nói. Cô là một bác sĩ 27 tuổi sống gần Frankfurt đang du lịch cùng đồng nghiệp tại Nepal khi trận động đất 7,8 độ diễn ra. 

“Vì là bác sĩ, nên chúng tôi đương nhiên sẽ giúp đỡ, và chúng tôi phải làm vậy”, Martin Calineata nói.

Ban đầu, nhóm của cô đến đây để tham gia Karma Flights, một nhóm nhảy dù đến đây với mục đích quyên góp tiền ủng hộ cho giáo dục cộng đồng bằng cách đưa các du khách ngắm cảnh đẹp sửng sốt ở đây từ trên cao.

Sau trận động đất, nhóm nhanh chóng tái cơ cấu, thành lập đội cứu trợ và tiến đến tâm chấn cách Kathmandu 80km về phía Tây Bắc.

Thảm họa ở Nepal: Chuyện du khách tham gia cứu hộ

Du khách tham gia cứu hộ động đất ở Nepal

Quãng đường qua núi dài và nguy hiểm do lở đất vô số. Tại Saurpani Gorkha, quận bị hủy hoại nặng nề nhất, họ bắt đầu dựng lều và bắt đầu dịch vụ chăm sóc y tế và cung cấp thực phẩm cùng quần áo.

“Những người bị thương nghiêm trọng đã được đưa đi khi chúng tôi đến vì quân đội phản ứng khá nhanh”, Calineata cho biết. “Nhưng chúng tôi cũng đã điều trị cho rất nhiều người bị gãy xương sườn do bị vùi lấp, kèm theo những vết thương sâu do bị mái tôn cắt phải.”

Mặc dù việc tìm kiếm đang được tiếp tục, nhà chức trách cho biết cơ hội tìm thêm người sống sót là rất mong manh. Số người chết được xác nhân cho đến thời điểm này là hơn 7000, với hơn 14000 người bị thương. Bây giờ, nhiệm vụ chính là cung cấp thức ăn, nước uống, thuốc men và nhu yếu phẩm khác cho những người sống sót.

Thảm họa ở Nepal: Chuyện du khách tham gia cứu hộ
Người dân bàng hoàng trước thảm cảnh động đất ở Nepal

Một thành viên làm việc trong lều của Karma Flights là Jordan Schoenfelder, một nhiếp ảnh gia Đức-Pháp đang làm công vụ khi thảm họa xảy ra. Anh không có kỹ năng cụ thể về y tế, nhưng với chiều cao 1m91, tầm vóc và sức khỏe của anh rất có giá trị tại đây. Có rất ít nam giới trong các ngôi làng, vì đa số họ sống ở các thành phố hoặc làm việc thứ cấp tại Bán đảo A rập và Malaysia.

“Tôi là người đầu tiên lội qua song khi tất cả cầu đã đổ sụp” , Schoenfelder nói. Anh dành hàng giờ mỗi ngày mang vác các trang thiết bị và thực phẩm tới các ngôi làng, cũng như điều phối và phiên dịch.

“Nhưng chúng tôi cũng có những tình nguyện viên trong trại không làm gì ngoài ăn uống” anh nói với vẻ khó chịu. “Hay thậm chí họ dạo quanh các làng và mua thức ăn nếu có. Tất cả những gì họ mang đi chỉ là máy ảnh. Toàn những kẻ vô dụng.”

Bác sĩ Calineata cũng nói về “du khách thảm họa” cả nước ngoài và nội địa, từ các thị trấn kế bên. “Có cả những người chỉ ngồi quanh trại và hút cần sa trong khi chúng tôi làm việc” cô nói.

Elitsa Dincheva, một nhân viên tổ chức viện trợ Đức SOS-Kinderdorf, đang leo núi trong khi mặt đất bắt đầu rung chuyển. Cô may mắn toàn mạng và không bị thương do lở đá. Giờ cô cũng làm việc trong một trại khác, chăm sóc chuyên biệt cho trẻ em.

“Nhìn vào những bức tranh chúng vẽ có thể thấy chúng đang đối phó với chuyện này thế nào. Tất cả mọi thứ đều tan vỡ” Dincheva nói.

Hàng chục ngàn du khách đã rời Nepal trong những ngày gần đây, nhưng một số như nhóm leo Everest quyết định ở lại và cố gắng “thắt lưng buộc bụng”. Một số khác tham gia các nhóm cứu trợ, giúp đỡ việc đóng gói gạo, mì, nước, trái cây, lều và thuốc men đưa tới các làng ở vùng sâu vùng xa.

“Tôi thấy hai người Israel ở lại với người dân ở Langtang để giúp đỡ. Họ từ chối lên trực thăng cứu trợ. Tôi rất tự hào về họ”, Dana Luria, công dân Israel nói.

Schoenfelder cũng chứng kiến rất nhiều nhóm bỏ lại đồ đạc của mình cho những người thiếu thốn quần áo. “Ở thành phố du lịch Pokhara, mọi người xếp hàng để tới lượt giúp đỡ” anh nói.

Theo quan chức Nepal, tung tích của 1000 công dân châu Âu hiện vẫn chưa rõ. Đối với các gia đình đang lo lắng chờ đợi tin tức, những người thân của họ có thể đã đang trên đường về. Họ cũng có thể đang ở lại Kathmandu với sứ mệnh đáng quý là giúp đỡ một phần công sức của mình tại các trại cứu trợ, hay là “tự sướng” với những bức hình đưa lên Facebook càng sớm càng tốt.

Schoenfelder nhắc tới một thanh niên Tây Âu đến trại và nói mình học Y trong khi chỉ có khả năng sơ cứu. Mọi người hoàn toàn có thể tha thứ cho sự dối trá có mục đích này, để cậu ta có thể làm gì đó có ích. Nhưng Schoenfelder nhớ những gì cậu ta làm chỉ là tự chụp ảnh mình và ghi tiêu đề “Nhìn này, tôi đang giúp đỡ đấy.” 

Theo Thiên Trang/Đời sống và Pháp luật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news