Tin mới

Tham vọng thực sự sau “Một con đường, Một vành đai” của Trung Quốc

Thứ ba, 30/06/2015, 15:12 (GMT+7)

Sáng kiến "Một con đường, một vành đai" của Bắc Kinh là một phương án thay thế khả khi cho những tuyến đường biển dễ gặp nguy hiểm của Trung Quốc qua Biển Đông. Sáng kiến này nhằm củng cố nền kinh tế của Trung Quốc, ngăn chặn Mỹ áp đặt các lệnh phong tỏa từ xa đối với nước này.

Sáng kiến "Một con đường, một vành đai" của Bắc Kinh là một phương án thay thế khả khi cho những tuyến đường biển dễ gặp nguy hiểm của Trung Quốc qua Biển Đông. Sáng kiến này nhằm củng cố nền kinh tế của Trung Quốc, ngăn chặn Mỹ áp đặt các lệnh phong tỏa từ xa đối với nước này.

Đây là những phân tích do Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor đưa ra.

Sáng kiến Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road ) của Trung Quốc không chỉ là "tổng hợp các dự án cơ sở hạ tầng" mà còn là một chiến lược được tính toán cẩn thận nhằm theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc tại Âu - Á, các phân tích của Stratfor chỉ ra.

"Một vành đai, Một con đường" - One Belt, One Road của Bắc Kinh trong thực tế là gồm 6 hành lang giao thông trên khắp lục địa Á - Âu, bao gồm cả trên đất liền và trên biển, các phân tích nói thêm.

"Chiến lược đằng sau sáng kiến Vành đai và Con đường là để đa dạng hóa các tuyến đường vận chuyển, do đó, làm giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của Trung Quốc đối với việc phá vỡ nền kinh tế bên ngoài và tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế vốn đang ỳ ạch của Trung Quốc. Theo lý tưởng, Trung Quốc muốn liên kết các thành phố trong nước đến với thị trường toàn cầu với mạng lưới đa dạng của các tuyến đường vận chuyển và đường ống dẫn năng lượng, nhiều trong số này sẽ là những tuyến đường nội địa và sẽ thay thế cho các tuyến đường biển hiện nay", báo cáo của Stratfor cho biết.

Trung Quốc muốn xây dựng hệ thống vận chuyển để thay thế cho những tuyến đường dễ bị tổn thương của nước này

Kể từ khi nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thương mại và các nguồn cung cấp năng lượng nước ngoài thông qua những tuyến đường biển "dễ gặp nguy hiểm" của nước này, sẽ "tương đối dễ dàng" cho một kẻ thù tiềm ẩn nào đó phá vỡ thương mại Trung Quốc và phong tỏa nước này.

"Các nhà hoạch định chiến tranh Mỹ chắn chắn sẽ không bỏ qua lỗ hổng địa chính trị của Trung Quốc... Trong trường hợp chiến tranh Trung - Mỹ xảy ra, nhiều nhà chiến lược của Mỹ sẽ ủng hộ việc áp đặt lệnh phong tỏa từ xa đói với các vùng biển của Trung Quốc", phân tích chỉ ra.

Cho đến nay, bằng cách đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường, Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu rủi ro, việc xây dựng một mạng lưới các tuyến đường vận chuyển trên toàn lục địa Á - Âu để tránh "thất bại cục bộ".

Bắc Kinh đang lên kế hoạch để cải thiện mạng lưới giao thông hiện có, xây một mạng lưới, một hệ thống ống dẫn năng lượng cũng như những đầu mối giao thông mới. Đáng chú ý, Trung Quốc đã xây một số trung tâm như vậy tại Á - Âu và giờ đây, họ chỉ cần liên kết những phân đoạn cơ sở hạ tầng này thành một mạng lưới toàn diện.

"Các khoản đầu tư vào Một vành đai, một con đường cũng sẽ tạo thành sự hỗ trợ mang tính chính trị cho Trung Quốc. Nhiều quốc gia dọc các hành lang vận tải trong dự án phải đối mặt với sự thâm hụt ngân sách khổng lồ tại khu vực mà cơ sở hạ tầng này phát triển cùng với tổng cộng hàng nghìn tỷ USD từ năm 2010-2020" và theo Stratfor, "với nguồn lực tài chính lớn, Trung Quốc đã từ tốn rót tiền vào khoảng trống ấy".

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với những trở ngại chính trị và an ninh nhất định khi hoàn thành kế hoạch đầy tham vọng  của mình. Ví dụ, Bắc Kinh sẽ phải xây dựng một số tuyến đường giao thông đi qua những khu vực kém phát triển và rắc rối. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với mối đe dọa dáng kể do những phần tử ly khai nổi dậy ở Tân Cương.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thành công trong việc thực hiện dự án Vành đai và Con đường của mình, họ sẽ có được nhiều lựa chọn thay thế cho làn đường Biển Đông dễ bị tổn thương của mình. Làn đường này "sẽ tiềm ẩn nhiều phức tạp khi Mỹ lên kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa từ xa" trong chiến tranh.

"Các tuyến đường vận chuyển nội địa sẽ tự nhiên được cách ly để chống lại sự ngăn chặn của hải quân và sự gia tăng của các tuyến đường vận chuyển hàng hải ngắn sẽ buộc Hải quân Mỹ phải đưa lực lượng của mình qua vùng biển lớn thay vì tập trung vào một số lượng nhỏ các vùng huyết mạch. Trong thời bình, những tùy chọn này sẽ tăng cường đòn bẩy chính trị của Trung Quốc bằng cách ngăn chặn bất cứ quốc gia nào định đe dọa làm gián đoạn mạch sống kinh tế Trung Quốc", các nhà phân tích Stratfor kết luận.

Bảo Linh (Theo Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.