Tin mới

Tiếp tục truy tìm nguồn gốc “quái vật” ở Vĩnh Phúc

Thứ bảy, 07/03/2015, 09:18 (GMT+7)

Mặc dù Tùng khai bức ảnh “quái vật” đăng trên facebook là tải trên internet về chứ không phải bắt được nhưng cơ quan chức năng Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn gốc con vật, bởi "khả năng Tùng đang sở hữu con vật và lên mạng tải ảnh về để so sánh".

Mặc dù Tùng khai bức ảnh “quái vật” đăng trên Facebook là tải trên internet về chứ không phải bắt được nhưng cơ quan chức năng Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục tìm kiếm nguồn gốc con vật, bởi "khả năng Tùng đang sở hữu con vật và lên mạng tải ảnh về để so sánh".


 

Như tin tức đã đưa, ngày 6/3, đại diện công an và hạt kiểm lâm huyện Bình Xuyên đã có buổi làm việc với Phan Thanh Tùng – người tung ảnh “quái vật Vĩnh Phúc” tại nhà riêng.

Tại buổi làm việc, Tùng trình bày, không biết con vật trong bức ảnh là con gì, của ai và chưa từng nhìn thấy lần nào. Bức ảnh đăng trên Facebook cá nhân được Tùng tải về từ Internet.

Khi kiểm tra máy tính cá nhân của Tùng cơ quan chức năng xác định có hai bức ảnh về cá thể động vật này được tải xuống.

Tiếp tục truy tìm nguồn gốc “quái vật” ở Vĩnh PhúcCơ quan chức năng Vĩnh Phúc tiếp tục truy tìm nguồn gốc “quái vật” được rao bán trên mạng

Chi cục Kiểm lâm cũng quan sát chiếc mâm, viên gạch và con dao trong bức ảnh "sinh vật lạ" và không tìm thấy điểm trùng hợp nào ở nhà riêng của thanh niên này. Người chứng kiến vụ việc không có, người thân của Tùng không hay biết nên việc điều tra càng khó khăn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn gốc con vật, bởi "khả năng Tùng đang sở hữu con vật và lên mạng tải ảnh về để so sánh".

"Chúng tôi thậm chí đưa ra mức thưởng 1.000 USD và hứa tạo điều kiện cho Tùng có công việc tốt hơn, miễn là cung cấp thông tin chính xác về con vật đã đưa lên mạng, nhưng không có kết quả”, ông Tâm nói thêm.

Hiện có nhiều nhận định khác nhau về con vật được cho là “quái vật” Vĩnh Phúc.

Theo nhận định của PGS.TS Hà Đình Đức, đây là con vật thuộc bộ lưỡng cư giống như ếch nhái, thường có thể gọi là con sa giông, có khi người ta gọi là cá cóc (vì có hình dạng giống ếch nhái, cóc, nhưng sống dưới nước).

Ông Vũ Ngọc Thành, khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, đó là con cá cóc Trung Quốc, loài rất quý hiếm, bị nghiêm cấm sắn bắt, buôn bán. Trong khi đó, một chuyên gia động vật của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho rằng đó là con cá cóc có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Vĩnh Phúc cũng thì thấy con vật này giống con Kỳ nhông của Nhật Bản – một động vật quý hiếm.

Trước đó, hình ảnh "quái vật" được đăng tải trên trạng mạng cá nhân của Phan Thanh Tùng và cho hay con vật được một người thân trong nhà “vớt” được từ hồ. Con quái vật kỳ lạ này có màu xám tro, đầu dẹp, có 4 chân. Sau đó, con vật này đã được rao bán thành công. Tuy nhiên, người này từ chối cung cấp thông tinvề giá bán cũng như người đến mua vì “đã có thỏa thuận không được tiết lộ”.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news