Tin mới

Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Thứ ba, 17/01/2017, 11:03 (GMT+7)

Theo các nhà khảo cổ học, ngôi mộ cổ được phát hiện ở Hải Phòng có thể là cuả Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những danh nhân văn hóa Việt Nam tiêu biểu.

Theo các nhà khảo cổ học, ngôi mộ cổ được phát hiện ở Hải Phòng có thể là cuả Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những danh nhân văn hóa Việt Nam tiêu biểu.

Ngày 16/1, tại Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội), Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Thông tin buổi hội thảo được báo Thanh Niên, Công an Nhân dân đăng tải.

Trước đó, vào tháng 4/2014, người dân phát hiện một ngôi mộ cổ ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Bên trong ngôi mộ là chiếc quách màu đỏ có mùi thơm, ở độ sâu 2m. Đặc biệt, bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt, trên mặt quách có nhiều chữ Nho.

Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?. Ảnh báo Công an Nhân dân

Hài cốt bên trong quách sau đó được chuyển sang tiểu sành và an táng tại nghĩa trang. Chiếc quách gỗ được người dân giữ lại.

Sau khi nhận được thông tin về ngôi mộ cổ, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đã mời các nhà khảo cổ học, Hán Nôm... vào cuộc, xác định tuổi tấm gỗ làm quách. Chiếc quách này có hình chữ nhật, nắp bị vỡ, có kích thước tương đương với quách gỗ được khai quật tại một ngôi mộ còn nguyên bộ hài cốt vào ngày 15/9/2011 tại cánh đồng Đầu Chín, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, H. Vụ Bảo, Nam Định.

Kết quả phân tích niên đại cho thấy, tấm gỗ làm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, một loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Các nhà khoa học cũng nhận định, dự trên quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.

Để xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ cổ, các nhà khoa học đã cho mở ván địa của chiếc quách và tìm được một chiếc thẻ bằng tre. Chiếc thẻ dài 265 mm, rộng 9,76 mm, dày 3,79 mm.

Trên tấm thẻ tre có chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm).

Các nhà khoa học bước đầu khẳng định ngôi mộ cổ này là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) còn có tên là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc TửGiám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh. Mẹ là Nhữ Thị Nhục, con gái tiến sĩ thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan.

Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Đình Nguyên Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng. Năm Giáp Ngọ 1534, ông đỗ đầu kì thi Hương, sau đó đỗ đầu hai kì thi Hội, thi Đình năm Ất Mùi 1535. Làm quan đến Tả Thị lan Bộ Lại kiêm Đông các Đại Học sĩ. Sau tám năm làm quan ông đã lui về ở ẩn, lập am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông mở trường dạy học bên cạnh sông Hàn, sông ấy còn có tên Tuyết Giang, vì thế học trò tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử. Học trò của ông rất đông và rất nhiều người trởthành nhân tài của nước như Trạng nguyên Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan.

   

H.Yên (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news