Tin mới

Trăn "khủng" nặng hơn 80kg ở Quảng Nam từng quấn chết người

Thứ tư, 16/12/2015, 11:30 (GMT+7)

Tại khu vực rừng Già (tỉnh Quảng Nam), một người đàn ông đã bị trăn "khủng" nặng hơn 80kg tấn công, quấn chết.

Tại khu vực rừng Già (tỉnh Quảng Nam), một người đàn ông đã bị trăn "khủng" nặng hơn 80kg tấn công, quấn chết.

Trăn "khủng" nặng hơn 80kg ở Quảng Nam từng quấn chết người

Theo tin tức trên báo VnExpress, các bậc cao niên sống ở dưới chân núi khẳng định khu vực rừng Già (thuộc 2 huyện Hiệp Đức và Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) có rất nhiều trăn, trong đó có con trăn nặng hơn 80kg đã từng quấn chết người.

Nguồn tin này đã dẫn lời từ ông Mai Xuân Hương, nguyên Phó bí thư huyện ủy Quế Sơn kể lại, vụ việc xảy ra vào năm 1967, nạn nhân là một binh sĩ thuộc lữ đoàn 198, Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở trên đỉnh rừng Già.

Trăn ở Quảng Nam nuốt chửng dê. Ảnh báo Người Lao Động

Khi binh sĩ này xuống suối lấy nước đã bị con trăn nặng hơn 80kg tấn công, quấn chặt. Theo ông Hương, khi phát hiện sự việc, nhiều người đã dùng súng bắn chết trăn, nhưng con trăn vẫn không chịu buông người. Lính Mỹ phải điều trực thăng đến đưa con trăn về căn cứ mới lấy được thi thể binh sĩ ra.

Ông Trần Văn Thuyên (65 tuổi, ngụ huyện Quế Sơn) cũng cho hay: “Khi binh sĩ Mỹ bị trăn quấn chết, tôi cũng đang đóng quân bên trong hang đá ở rừng Già. Trăn nhiều lắm, bộ đội cho đến người dân đụng phải liên tục, nhưng đã đề phòng trước nên không bị quấn", báo VnExpress dẫn lời ông Thuyên.

Năm 2014 bắt được trăn nặng 63kg ở rừng Già

Trao đổi trên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Mậu Hen, chủ tịch UBND xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, cho biết, khu vực rừng Già rộng khoảng 100ha là rừng tự nhiên. Ông Hen cũng cho hay, thỉnh thoảng người dân địa phương cũng bắt được trăn, tuy nhiên chỉ là những con trăn bé nặng nặng vài kg.

Xác nhận trên nguồn tin này, ông Phạm Hồng Ân, Chủ tịch UBND xã Quế Phong, huyện Quế Sơn cũng khẳng định, người dân địa phương đã nhiều lần bắt được trăn tại khu vực rừng Già, trong đó có con trăn nặng 63kg. Người bắt được con trăn "khủng" này là anh Lê Công Tâm (38 tuổi, ngụ thôn Gia Cát Trung, xã Quế Phong).[mecloud]MWjmY4unBU[/mecloud]

Theo anh Tâm, 5 năm qua, gia đình anh đã mất đến 40 con dê. Đặc biệt, trong những lần mai phục, gia đình ông đã bắt được 3 con trăn, con lớn nhất bắt được vào năm 2014 nặng 63kg, dài 7m.

Cũng theo ông Nguyễn Kỳ (xã Quế Phong), trong khoảng 20 năm qua, gia đình ông đã mất đến hơn 400 con dê. Gia đình đã phải di dời trang trại dê từ chân núi về nhà. Trong những lần mật phục, gia đình ông đã bắt được 3 con trăn lớn từ 30 đến 45kg.

Trước đó, trao đổi trên báo Dân Trí, ông Nguyễn Phước Sơn (xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) cho biết, con trăn "khủng" dài 5m, nuốt chửng bê của gia đình bà Nguyễn Thị Minh, thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ (Hiệp Đức, Quảng Nam) vào ngày 10/12, có thể là thủ phạm tấn công gia súc trong thời gian qua tại địa phương.

Trước đây, người dân ở thôn cũng đã mất một con bê con. Còn người dân ở xã Quế An cũng đã nhiều lần mất dê nhưng không tìm ra thủ phạm nên người dân hay nghi ngờ. Nay bắt được con trăn này rồi thì người dân đã biết ai "trộm" dê và bê con rồi”, báo Dân Trí dẫn lời ông Sơn.

Liên quan đến vụ trăn "khủng" dài 5m nuốt chửng bê ở Quảng Nam, hiện kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Hiệp Đức vào cuộc xác minh, kiểm tra khu vực trăn thường sinh sống để có phương án bảo vệ.

 

Trao đổi với PV bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Thiên Nhiên (ENV) cho biết: "Trăn gấm là loài động vật hoang dã, động vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IIB. Theo Nghị định 32/HĐBT quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật hoang dã quý, hiếm, khi người dân phát hiện trăn gấm nói riêng và các loại động vật quý hiếm chỉ được dùng biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng quý hiếm. Tuy nhiên, khi những loài động vật này tấn công con người hoặc có hành khi gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người thì người dân cũng có thể tiến hành một số biện pháp xử lý khác nhưng phải được sự đồng ý và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân." 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật), trăn gấm không có nọc độc, chúng giết con mồi bằng cách quấn lấy thân con vật và siết cho đến chết. Chúng không được xem là mối nguy hiểm với con người nếu như không bị tấn công. Vì vậy khi phát hiện trăn gấm ở khu dân cư, người dân chỉ nên tránh và báo với chính quyền để được xử lý. Hiện quần thể của chúng còn rất nhỏ, cần được bảo vệ.

   

H.Yen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news