Tin mới

Trang Hạ: “Ồ, vì tham tiền nên mày bỏ xứ ra đi”?

Thứ năm, 03/03/2016, 19:16 (GMT+7)

“Nhiều khi, có những điều trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể lý giải bởi số phận. Chứ không ai từ nhỏ đã muốn bỏ xứ mà đi”. Nhà văn Trang Hạ chia sẻ về tiểu thuyết “Chồng xứ lạ”, về những nghi ngại mà người đời vẫn đang quàng vào cổ những cô dâu mang tiếng tham tiền mà bỏ xứ ra đi.

Nhiều khi, có những điều trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể lý giải bởi số phận. Chứ không ai từ nhỏ đã muốn bỏ xứ mà đi”. Nhà văn Trang Hạ chia sẻ về tiểu thuyết “Chồng xứ lạ”, về những nghi ngại mà người đời vẫn đang quàng vào cổ những cô dâu mang tiếng tham tiền mà bỏ xứ ra đi.

Nhà văn Trang Hạ.

“Chồng xứ lạ” từng được in lần đầu năm 2010 với tên gọi “Chuyện kể dưới ngọn đèn đường”. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết đậm chất văn chương nhất, nhân vật và tình tiết biểu trưng cho giá trị quan của Trang Hạ nhất lại khá lép vế trước “Đàn bà ba mươi”, cuốn “best seller” in cùng thời điểm của nữ nhà văn.

Năm 2016, Trang Hạ in lại tiểu thuyết này lần cuối với tên gọi “Chồng xứ lạ”, như một cách để đánh dấu giai đoạn văn nghiệp của mình và tặng cho các cô dâu Đài Loan.

Theo Trang Hạ, càng gửi gắm những thông điệp văn chương đích thực nên nó càng kén độc giả. Bởi hiện tại, chỉ có những chất liệu đọc “dễ tiêu thụ” là lên ngôi. Chứ với những người tâm huyết, thu mình vào tháp ngà nghệ thuật của riêng mình thì rất khó có đất sống.

Nhà văn không trông chờ vào tiền bán sách, vậy chị sống bằng gì?

- Với tôi, bán được nhiều sách hay ít sách không quan trọng. Bởi nghề chính của tôi nhiều năm nay là tư vấn chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp, tư vấn thương hiệu, phát triển sản phẩm cho khách hàng, tôi lần lượt làm giám đốc Sáng tạo, giám đốc Nội dung, giám đốc Thương hiệu và quản trị khủng hoảng cho nhiều doanh nghiệp v.v...

Có một thực tế là nhà văn bây giờ không thể sống được bằng độc giả, bởi vì độc giả không có hành vi tích cực để ủng hộ người viết. Việc họ đọc online hay để lại bình luận không hề mang lại thu nhập cho tác giả. Việt Nam chỉ vài đôi nhà văn sống được bằng tiền mà độc giả trả!

Vì thế, bi kịch của người viết hôm nay là: Độc giả đông không có nghĩa là sách bạn bán chạy. Hoặc là độc giả đông chưa chắc thu nhập của bạn đã tương xứng.

Nhiều người vẫn cho rằng, lấy chồng Đài Loan là chấp nhận rủi ro, vất vả, là đánh đổi và thậm chí là bi kịch. Chị nói gì về điều này?

- Tôi không biết có thống kê nào chỉ ra rằng có bao nhiêu phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan là bi kịch. Nhưng tôi khẳng định trong số hơn 200 ngàn cô dâu Đài Loan, rất nhiều người trong số họ sau 8 năm tôi gặp lại, họ đều có những thành công nhất định, chưa ai gặp bi kịch cả. Họ đều có cuộc sống tốt hơn, xinh đẹp và trẻ trung hơn. Và chỉ có tôi già đi mà thôi.

Bà Khúc Thị Hoa Phượng, giám đốc NXB Phụ Nữ và Trang Hạ tặng những bộ sách văn học cho tủ sách văn học Việt Nam tại Thư viện Đài Bắc, 2/2016. 

Không chỉ trích, nhưng không ít người vẫn còn cho rằng, vì tham tiền nên cô dâu Việt mới chấp nhận bỏ xứ, lấy người đàn ông già xứ lạ để đổi đời?

- Tôi cho là, chúng ta không có tư cách lên án các cô dâu Đài Loan. Bởi vì di dân là quyền chính đáng, nó là một trong những điều được quy định trong nhân quyền của thế giới.

Bạn có quyền tự chọn thành phố bạn ở, môi trường bạn học tập mà không ai có quyền can thiệp. Cho nên, nếu bạn lên án những cô dâu lấy chồng Đài Loan, thì bạn cũng nên lên án cả những người di dân từ nông thôn ra thành phố kiếm việc, những người nhà quê lấy chồng thành phố. Những người thậm chí là học xong ở phố nhưng không về quê.

Mình chỉ có quyền lên án nếu họ vi phạm pháp luật. Vì thế, khi họ nói rằng, tôi yêu anh A, anh B, thì cho dù họ có đui què mẻ sứt, hoặc họ cụt hết tứ chi như Nick Vujicic thì bạn cũng không có quyền chỉ trích rằng, “ồ vì mày tham tiền nên mày bỏ xứ ra đi”.

Tôi cho rằng việc phán xét các cô dâu là điều rất tồi tệ. Nó không làm cho xã hội này tiến bộ được. Chúng ta chỉ có cách duy nhất là hỗ trợ khi họ cần. Nếu như không giúp được về tiền bạc thì ít nhất là cũng giúp đỡ họ bằng cách bớt kỳ thị.

Nhiều khi, có những điều trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể lý giải bởi số phận. Chứ không ai từ nhỏ đã muốn bỏ xứ mà đi.

Theo chị, mức độ về sự xung đột văn hóa giữa cô dâu Việt với ông chồng Đài Loan cho đến thời điểm này là như thế nào?

- Sự xung đột văn hóa này rất lớn. Ngay giữa bản thân người Việt và người Việt vẫn có sự xung đột về văn hóa, nữa là giữa con người của hai miền đất khác nhau. Bây giờ lại yêu cầu một gia đình người đàn ông Đài Loan nào đó chấp nhận nguyên giá trị quan của cô dâu Việt Nam mang sang thì quả thực là khó.

Từng có thời gian dài thường trú ở Đài Loan, chị và đồng nghiệp đã có những hỗ trợ như thế nào cho các cô dâu Đài Loan?

- Trước đây, các cô dâu Việt Nam học tiếng Hoa miễn phí ở các lớp buổi tối.  Khi làm tư vấn di dân ở Đài Loan, chúng tôi kêu gọi những ông chồng Đài Loan đi học tiếng Việt. Bởi vì việc hòa nhập không phải là trách nhiệm riêng của người đàn bà. Đó là trách nhiệm của cả hai.

Trang Hạ và người bạn thân thiết - cô Nguyễn Liên Hương, giảng viên tiếng Việt tại ĐH Quốc gia Đài Loan trong ngày ra mắt sách.

Chúng tôi cũng mở diễn đàn Việt Nam Club, có khoảng hơn 500 ông chồng tham gia. Rồi hỗ trợ cách cài phần mềm tiếng Việt trên máy tính, tặng băng đĩa của Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly… để các ông chồng mở trên ô tô chở vợ đi làm…

Chúng tôi giúp họ tìm cách để chấp nhận nhau. Vợ đi học thì chồng cũng đi học. Họ cùng hỗ trợ và tiếp nhận, chia sẻ các giá trị văn hóa, giải trí của người Việt Nam. Những hỗ trợ đấy rất tinh tế, nó giúp xóa nhòa các cú sốc văn hóa ở các gia đình nhỏ nào đó mà mình có thể không hề biết.

Nhiều cuốn sách về cô dâu Việt từng xuất bản, như “Làm dâu nước Anh”, “Làm dâu nước Mỹ”, điều khác biệt trong “Chồng xứ lạ” của chị là gì?

- Mặc dù cuốn sách của tôi không nói là làm dâu Đài Loan, nhưng thực ra bên trong là câu chuyện của những người làm dâu Đài Loan. Dù nó không tiêu biểu, nhưng nó khá đặc thù.

Nhân vật trong Làm dâu nước Anh, Làm dâu nước Mỹ hay Đức, thì những người phụ nữ đều có tri thức, có trình độ, vào một gia đình quý tộc, kinh doanh…, thì trong “Chồng xứ lạ”, người phụ nữ khá vất vả, gần với cuộc sống đời thường nhất.

Tôi muốn nhấn mạnh là, chúng ta luôn mong muốn mọi phụ nữ đều có hạnh phúc đúng không? Nhưng có điều quan trọng hơn, là dù họ hạnh phúc hay bất hạnh, thì mình vẫn phải tôn trọng lựa chọn của họ. Và tin là mọi chuyện đều rất ổn.

Ngày 18/2/2016, Giám đốc NXB Phụ Nữ - bà Khúc Thị Hoa Phượng và nhà văn Trang Hạ đã có cuộc giao lưu tặng sách tới các cô dâu Việt Nam tại Đài Bắc và Tủ sách văn học Việt Nam tại Thư viện thành phố Đài Bắc, nhân dịp ra mắt "Chồng xứ lạ" tại Đài Bắc.

Đây là một trong những hoạt động của NXB Phụ Nữ chăm sóc các độc giả phụ nữ Việt tại nước ngoài, sau khi bộ sách Làm dâu các nước Đức, Anh, Mỹ... của NXB Phụ Nữ đã gây tiếng vang trong độc giả Việt năm 2015.

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Ảnh: NVCC

Ngọc Ánh

Trang Hạ: “Ồ, vì tham tiền nên mày bỏ xứ ra đi”?

Nhiều khi, có những điều trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể lý giải bởi số phận. Chứ không ai từ nhỏ đã muốn bỏ xứ mà đi”. Nhà văn Trang Hạ chia sẻ về tiểu thuyết “Chồng xứ lạ”, về những nghi ngại mà người đời vẫn đang quàng vào cổ những cô dâu mang tiếng tham tiền mà bỏ xứ ra đi.

“Chồng xứ lạ” từng được in lần đầu năm 2010 với tên gọi “Chuyện kể dưới ngọn đèn đường”. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết đậm chất văn chương nhất, nhân vật và tình tiết biểu trưng cho giá trị quan của Trang Hạ nhất lại khá lép vế trước “Đàn bà ba mươi”, cuốn “best seller” in cùng thời điểm của nữ nhà văn.

Năm 2016, Trang Hạ in lại tiểu thuyết này lần cuối với tên gọi “Chồng xứ lạ”, như một cách để đánh dấu giai đoạn văn nghiệp của mình và tặng cho các cô dâu Đài Loan.

Theo Trang Hạ, càng gửi gắm những thông điệp văn chương đích thực nên nó càng kén độc giả. Bởi hiện tại, chỉ có những chất liệu đọc “dễ tiêu thụ” là lên ngôi. Chứ với những người tâm huyết, thu mình vào tháp ngà nghệ thuật của riêng mình thì rất khó có đất sống.

Nhà văn không trông chờ vào tiền bán sách, vậy chị sống bằng gì?

- Với tôi, bán được nhiều sách hay ít sách không quan trọng. Bởi nghề chính của tôi nhiều năm nay là tư vấn chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp, tư vấn thương hiệu, phát triển sản phẩm cho khách hàng, tôi lần lượt làm giám đốc Sáng tạo, giám đốc Nội dung, giám đốc Thương hiệu và quản trị khủng hoảng cho nhiều doanh nghiệp v.v...

Có một thực tế là nhà văn bây giờ không thể sống được bằng độc giả, bởi vì độc giả không có hành vi tích cực để ủng hộ người viết. Việc họ đọc online hay để lại bình luận không hề mang lại thu nhập cho tác giả. Việt Nam chỉ vài đôi nhà văn sống được bằng tiền mà độc giả trả!

Vì thế, bi kịch của người viết hôm nay là: Độc giả đông không có nghĩa là sách bạn bán chạy. Hoặc là độc giả đông chưa chắc thu nhập của bạn đã tương xứng.

Nhiều người vẫn cho rằng, lấy chồng Đài Loan là chấp nhận rủi ro, vất vả, là đánh đổi và thậm chí là bi kịch. Chị nói gì về điều này?

- Tôi không biết có thống kê nào chỉ ra rằng có bao nhiêu phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan là bi kịch. Nhưng tôi khẳng định trong số hơn 200 ngàn cô dâu Đài Loan, rất nhiều người trong số họ sau 8 năm tôi gặp lại, họ đều có những thành công nhất định, chưa ai gặp bi kịch cả. Họ đều có cuộc sống tốt hơn, xinh đẹp và trẻ trung hơn. Và chỉ có tôi già đi mà thôi.

Không chỉ trích, nhưng không ít người vẫn còn cho rằng, vì tham tiền nên cô dâu Việt mới chấp nhận bỏ xứ, lấy người đàn ông già xứ lạ để đổi đời?

Tôi cho là, chúng ta không có tư cách lên án các cô dâu Đài Loan. Bởi vì di dân là quyền chính đáng, nó là một trong những điều được quy định trong nhân quyền của thế giới.

Bạn có quyền tự chọn thành phố bạn ở, môi trường bạn học tập mà không ai có quyền can thiệp. Cho nên, nếu bạn lên án những cô dâu lấy chồng Đài Loan, thì bạn cũng nên lên án cả những người di dân từ nông thôn ra thành phố kiếm việc, những người nhà quê lấy chồng thành phố. Những người thậm chí là học xong ở phố nhưng không về quê.

Mình chỉ có quyền lên án nếu họ vi phạm pháp luật. Vì thế, khi họ nói rằng, tôi yêu anh A, anh B, thì cho dù họ có đui què mẻ sứt, hoặc họ cụt hết tứ chi như Nick Vujicic thì bạn cũng không có quyền chỉ trích rằng, “ồ vì mày tham tiền nên mày bỏ xứ ra đi”.

Tôi cho rằng việc phán xét các cô dâu là điều rất tồi tệ. Nó không làm cho xã hội này tiến bộ được. Chúng ta chỉ có cách duy nhất là hỗ trợ khi họ cần. Nếu như không giúp được về tiền bạc thì ít nhất là cũng giúp đỡ họ bằng cách đỡ kỳ thị.

Nhiều khi, có những điều trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể lý giải bởi số phận. Chứ không ai từ nhỏ đã muốn bỏ xứ mà đi.

Theo chị, mức độ về sự xung đột văn hóa giữa cô dâu Việt với ông chồng Đài Loan cho đến thời điểm này là như thế nào?

- Sự xung đột văn hóa này lớn đến mức mà đã từng có một cuộc kháng nghị tại Đài Loan khi một số cô dâu Việt Nam tại đây yêu cầu con họ phải được học tiếng Việt bằng giọng miền Nam, chứ không phải là những giáo trình hoặc giọng đọc chuẩn của người miền Bắc.

Ngay giữa bản thân giữa người Việt và người Việt vẫn có sự xung đột văn hóa như thế, nữa là giữa là con người của hai miền đất khác nhau. Bây giờ lại yêu cầu một gia đình người đàn ông Đài Loan nào đó chấp nhận nguyên giá trị quan của cô dâu Việt Nam mang sang  thì quả thực là khó.

Từng có thời gian dài thường trú ở Đài Loan, chị và đồng nghiệp đã có những hỗ trợ như thế nào cho các cô dâu Đài Loan?

Trước đây,các cô dâu Việt Nam học tiếng Hoa miễn phí ở các lớp buổi tối.  Khi làm tư vấn di dân ở Đài Loan, chúng tôi kêu gọi những ông chồng Đài Loan đi học tiếng Việt. Bởi vì việc hòa nhập không phải là trách nhiệm riêng của người đàn bà. Đó là trách nhiệm của cả hai.

Chúng tôi cũng mở diễn đàn Việt Nam Club, có khoảng hơn 500 ông chồng tham gia. Rồi hỗ trợ cách cài phần mềm tiếng Việt trên máy tính, tặng băng đĩa của Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly… để các ông chồng mở trên ô tô chở vợ đi làm…

Chúng tôi giúp họ tìm cách để chấp nhận nhau. Vợ đi học thì chồng cũng đi học. Họ cùng hỗ trợ và tiếp nhận, chia sẻ các giá trị văn hóa, giải trí của người Việt Nam. Những hỗ trợ đấy rất tinh tế, nó giúp xóa nhòa các cú sốc văn hóa ở các gia đình nhỏ nào đó mà mình có thể không hề biết.

Nhiều cuốn sách về cô dâu Việt từng xuất bản, như “Làm dâu nước Anh”, “Làm dâu nước Mỹ”, điều khác biệt trong “Chồng xứ lạ” của chị là gì?

- Mặc dù cuốn sách của tôi không nói là làm dâu Đài Loan, nhưng thực ra bên trong là câu chuyện của những người làm dâu Đài Loan. Dù nó không tiêu biểu, nhưng nó khá đặc thù.

Nhân vật trong Làm dâu nước Anh, Làm dâu nước Mỹ hay Đức, thì những người phụ nữ đều có tri thức, có trình độ, vào một gia đình quý tộc, kinh doanh…, thì trong “Chồng xứ lạ”, người phụ nữ khá vất vả, gần với cuộc sống đời thường nhất.

Tôi muốn nhấn mạnh là, chúng ta luôn mong muốn mọi phụ nữ đều có hạnh phúc đúng không? Nhưng có điều quan trọng hơn là, dù họ hạnh phúc hay bất hạnh, thì mình vẫn phải tôn trọng lựa chọn của họ. Và tin là mọi chuyện đều rất ổn.

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news