Tin mới

Trêu chọc "Gấu Nga", Mỹ sẽ không nhận được kết cục tốt đẹp

Thứ năm, 05/05/2016, 17:09 (GMT+7)

Washington nên hòa mình với thực tế thế giới đa cực, nơi Nga đóng vai trò quan trọng. Đó là nhận định của Gilbert Doctorow, điều phối viên châu Âu của Ủy ban Mỹ tại East West Accord Ltd.

Washington nên hòa mình với thực tế thế giới đa cực, nơi Nga đóng vai trò quan trọng. Đó là nhận định của Gilbert Doctorow, điều phối viên châu Âu của Ủy ban Mỹ tại East West Accord Ltd.

Trong bài viết đăng trên trang consortiumnews.com, ông Gilbert Doctorow nhận định nhiều năm qua không phải quãng thời gian dễ dàng cho quan hệ Washington và Moscow.

Vị chuyên gia này kể lại Mỹ đã áp đặt lên Nga theo kiểu "người thắng vơ cả" bởi Washington tự tuyên bố "chiến thắng" trong Chiến tranh Lạnh năm 1989 và sau đó thì kinh tế cũng như xã hội Liên bang Nga sụp đổ.

Không có gì ngạc nhiên khi Bill Clinton đã làm thinh trước ý kiến của Tổng thống Nga khi đó, ông Boris Yeltsin, đối với việc Mỹ can thiệp vào đồng minh lâu đời của Nga - Serbia: "Hãy nghĩ lại đi bởi Nga sẽ trở lại".

"Hành vi của Mỹ đối với Nga trong thiên niên kỷ mới được quy định bởi cái nhìn vô cùng lỗi thời hiện nay: xem đối thủ tiềm năng của mình như một đất nước thiếu sức mạnh kinh tế và gắn kết xã hội để chống lại áp lực nghiêm trọng từ bên ngoài. Coi Nga đang say mê hưởng thụ những quyền quốc tế không thể lý giải được kế thừa từ thời Liên Xô và chỉ có "đạo cụ" quân sự duy nhất là lực lượng hạt nhân chiến lược già cỗi, không sử dụng được trong thực tế nếu giao tranh xảy ra bởi điều đó sẽ báo hiệu sự tự sát của quốc gia", ông Doctorow thuật lại.

Nhưng vị chuyên gia này nhận xét rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, Nga đã trở lại, như những cường quốc thường làm.

Thật không may, một số nhà lập pháp Washington vẫn tin rằng Mỹ có thể đối xử với Nga từ vị thế của kẻ mạnh.

Kết quả là Lầu Năm Góc và NATO vùi mình trong sự phô diễn sức mạnh gần biên giới phía tây của Nga. Hơn nữa, Mỹ tiếp tục mở rộng mạng lưới các hệ thống chống tên lửa của mình tại châu Âu và châu Á.

Chuyên gia Mỹ nhận định Nga đang trở lại như những cường quốc thường làm. Ảnh: Sputnik

"Từ quan điểm của Moscow, Mỹ đang tiếp tục mở rộng các mạng lưới chống tên lửa của mình tại châu Âu và châu Á, điều mà Nga xem như mối đe dọa với lực lượng hạt nhân của họ (như Trung Quốc đã làm). Và cho đến khi "sự thất hứa" xảy ra, Mỹ đã gạt đi hiệp ước Tên lửa chống đạn đạo chứ không phải Nga", nhà báo, tác giả người Mỹ Conn Halllinan viết trong bài báo đăng trên CounterPunch.org.

Hallinan nhấn mạnh rằng Washington cũng đang đổ hàng tỷ USD vào việc "hiện đại hóa" các vũ khí hạt nhân và thậm chí còn ngốn nhiều tiền hơn vậy để sử dụng các Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mang đầu đạn thông thường. "Nếu bạn thấy một cái gì đó đang lao tới, làm thế nào để bạn biết nó không phải một vũ khí hạt nhân?", tác giả người Mỹ đặt câu hỏi.

"Khía cạnh đáng sợ nhất hiện nay trong căng thẳng Đông - Tây đó là hầu như không có cuộc thảo luận nào về chủ đề này khi mà nó bao gồm chủ yếu lịch sử bị bóp méo và sự lăng mạ vô lý", ông Hallinan nhấn mạnh. Ông đã dẫn lời đại sứ Nga tại NATO, Alexander Garushko, nói rằng việc NATO tiếp tục triển khai quân tới biên giới Nga khiến  "đối thoại có ý nghĩa" với phương Tây là điều không thể.

"Chúng ta đang trêu chọc con gấu này, đây không phải trò chơi mà có kết thúc tốt đẹp", Hallinan cảnh báo.

Liệu Washington có cần thay đổi chiến lược Chính sách đối ngoại của mình?

Khi căng thẳng giữa các cường quốc gia tăng, Nhà Trắng cần tìm cách giao lưu với Nga một cách thường xuyên hơn thay vì theo kiểu giai đoạn, ông Doctorow nhận định.

Ông Doctorow nhấn mạnh rằng "việc sử dụng đúng sức mạnh của Mỹ" là bản chất của chính sách đối ngoại hiện thực chủ nghĩa.

Đây là "phương pháp duy nhất để các vấn đề quốc tế có thể cứu chúng ta khỏi cuộc đối đầu không cần thiết và nguy cơ chiến tranh hạt nhân - đó là nơi mà chúng ta tìm thấy chính mình ngày hôm nay", ông nhấn mạnh.

"Chỉ khi mối đe dọa quan trọng này được giải quyết, chúng ta mới có thể tiến tới những lợi ích không thể chối cãi của các chương trình hợp tác mang tính xây dựng giữa Nga và Mỹ trong việc gìn giữ hòa bình và hỗ trợ cho các quá trình chính trị tại những điểm nóng trên thế giới, trong việc đầu tư và thương mại, trong văn hóa và giáo dục, trong thể thao, khoa học, công nghệ và trong nhiều hình thức tương tác ở cấp độ dân thường khác - đặc trưng cho những mối quan hệ trong những thời điểm hạnh phúc hơn", chuyên gia Mỹ kết luận.

Bảo Linh (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news