Tin mới

Trump sẽ "phá nát" di sản ngoại giao của Obama

Thứ sáu, 11/11/2016, 11:57 (GMT+7)

Di sản chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có một phần lớn dựa trên nền tảng của các hành động đơn phương mà người kế nhiệm Donald Trump có thể  dễ dàng đảo ngược chỉ với một cây bút.

Di sản nới lỏng đối với Cuba. Trump cũng không đồng ý với nhiều quyết định chính sách đối ngoại của người tiền nhiềm, bao gồm cả việc Obama triển khai quân đội ở nước ngoài để chống lại các nhóm chiến binh Hồi giáo.

Trump không đồng tình với hầu hết quyết định của Obama. Ảnh: Reuters

Trong những thành tựu chính sách đối ngoại đáng chú ý nhất của ông Obama, một người của đảng Dân chủ, phần lớn ông đạt được nhờ sử dụng các quyền hành pháp của Tổng Thống để chống lại sự phản đối của đảng Cộng Hòa đang kiểm soát Quốc hội.

Hiến pháp Hoa Kỳ cung cấp cho tổng thống quyền hành rất lớn trong việc ban hành các chính sách đối ngoại. Cả Chủ tịch đảng Cộng hòa và Dân chủ đã tìm cách để thể hiện vai trò của mình nhưng chỉ có thể tham gia bằng cách đưa ra những đề xuất, nhắc nhở với tổng thống và thông báo những gì được gọi là các phát hiện.

"Ông ấy (Obama) dựa trên quyền hành pháp để xây dựng một di sản chính sách đối ngoại", Thomas Wright, Giám đốc Dự án về trật tự quốc tế và Chiến lược tại Viện Brookings nói.

"Tất cả di sản đó đều dễ bị tổn thương bởi một chính phủ do Trump điều hành", Wright nói.

Obama đã hy vọng có thể chuyển giao những di sản của ông cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, cựu Ngoại Trưởng của ông, nhưng bà đã thất bại trong cuộc bầu cử với Trump, một doanh nhân thuộc Đảng Cộng hòa, người chưa từng giữ chức vụ công quyền hoặc phục vụ trong quân đội.

Các kế hoạch của Trump không rõ ràng

Thường tạo ra những mâu thuẫn với chính mình trong chiến dịch, Trump đã làm cho người khác rất khó khăn để biết chắc chắn những chính sách nào ông sẽ theo đuổi.

Những hạn chế quyền lực của Trump chủ yếu bao gồm việc giới hạn ngân sách (Hạ viện quyết định), luật pháp (ông không thể đảo ngược mà không cần Quốc hội), và các áp lực từ những hạn chế này sẽ xuất hiện khi ông thay thế các chính sách mà ông lựa chọn để từ bỏ.

Trump cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng mười rằng ông sẽ "hủy bỏ tất cả các hành động vi hiến, biên bản ghi nhớ và các sắc lệnh của Tổng thống Obama" vào ngày đầu tiên của mình trong phòng Bầu Dục, mà không nói ai sẽ là người quyết định tính hợp hiến của chúng.

Một phát ngôn viên của Trump vào hôm thứ Năm đã không đưa ra bình luận nào về những kế hoạch mới nhất của Trump.

Đưa ra các sắc lệnh, ban hành và bãi bỏ

Có lẽ chưa khi nào Obama phải đối mặt với nhiều sự phản đối của Quốc hội như khi ông theo đuổi một thỏa thuận năm 2015 với Iran, trong đó đảng Cộng hòa và một số thành viên của đảng Dân chủ nói rằng thỏa thuận này đặt ra quá ít hạn chế về chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng quá nhiều lệnh trừng phạt. Trump đã tuyên bố sẽ dỡ bỏ nó, mặc dù tuyên bố của ông về thỏa thuận này vẫn còn một số mâu thuẫn.

Một tổng thống có thể thắt chặt và kéo giãn các biện pháp trừng phạt kinh tế theo các sắc lệnh.

"Bất cứ điều gì được ban hành theo sắc lệnh có thể được hủy bỏ bởi các sắc lệnh," Zachary Goldman, một cựu quan chức Kho bạc Hoa Kỳ tại Đại học New York cho biết.

Obama đã thu hút đủ sự ủng hộ từ đảng Dân chủ để ngăn chặn một nghị quyết do đảng Cộng hòa đề xuất nhằm phản đối thỏa thuận Iran, đạt được một thắng lợi chính trị nhưng gây ra suy giảm lớn về sự đồng thuận.

Trump sẽ có rất nhiều lợi thế khi làm việc với một Thượng viện và Hạ viện đều được kiểm soát bởi các đồng nghiệp Cộng hòa.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell cho biết hôm thứ Tư rằng ông hy vọng Trump sẽ "xét xem ông ấy có thể gỡ bảo bao nhiêu hành động đơn phương mà tổng thống Obama đã thực hiện mà không có sự đồng thuận của chúng ta."

Cuba

Obama cũng phá vớ một chính sách từ lâu của Hoa Kỳ để khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba vào năm 2015. Tuy nhiên, Ông đã phải đối mặt với sự phản đối trong Quốc hội để gỡ bỏ một lệnh cấm vận kinh tế rộng lớn, đặc biệt là từ đảng Cộng hòa, sau đó ông đã sử dụng các quyền hạn của tổng thống để nới lỏng một số biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Cuba.

Obama đã nâng những nỗ lực của ông về vấn đề Cuba hồi tháng trước với một "chỉ thị chính sách của tổng thống", trong đó có những hứa hẹn về các chính sách trao đổi tù nhân, và mối quan hệ kinh doanh rộng lớn hơn với Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Trump cũng có những mâu thuẫn trong việc có ủng hộ các lệnh cấm vận hay không.

Các trợ lý của ông Obama cho biết việc nới lỏng các lệnh trừng phạt là nhằm đảm bảo đủ quyền lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ và du khách. Sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là không thể đối với bất kỳ tổng thống nào của đảng Cộng hòa muốn ngăn chặn việc Cuba mở cửa.

Sức mạnh quân sự

Là tổng tư lệnh, Trump sẽ có quyền huy động quân đội Mỹ trong các nhiệm vụ ngắn hạn mà không cần có sự thông qua của Quốc Hội.

Obama triển khai quân đội Hoa Kỳ tại Iraq, Syria và Libya để giúp chống lại các nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo bằng cách dựa vào các lực lượng do Quốc hội cấp cho Tổng thống George W. Bush để chiến đấu với al-Qaeda. Đó cũng là một thẩm quyền sẽ cho phép Trump tiếp tục triển khai các lực lượng của Hoa Kỳ chiến đấu chống lại các nhóm chiến binh Hồi giáo nếu ông muốn như vậy.

Một cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ, nói với điều kiện giấu tên, cho biết Tổng thống có thể thực hiện các hành động bí mật và chỉ cần thông qua một số ít lãnh đạo có liên quan trong Quốc hội mỗi khi cần tiến hành một hoạt động như vậy.

Ông Trump cam kết sẽ mở rộng quân đội, phát triển thủy quân lục chiến, đẩy mạnh Hải quân với việc tăng cường thêm từ 276 đến 350 tàu và tàu ngầm, tăng số lượng máy bay chiến thuật không quân từ 1.100 đến 1.200 chiếc. Để bắt đầu, ông sẽ yêu cầu Quốc hội bãi bỏ việc hạn chế chi tiêu theo Đạo luật Kiểm soát ngân sách.

Trump có thể tiếp tục những nỗ lực của ông Obama để tạo ra sự minh bạch hơn về những vụ tấn công của máy bay không người lái. Obama đã ra sắc lệnh vào hồi tháng 7 yêu cầu phải giải trình hàng năm về các vụ tấn công như vậy.

Những nỗ lực của Trump trong việc tiếp tục duy trì phương pháp bức cung "trấn nước" (một phương pháp mô tả việc bị chết đuối) sẽ gặp phải sự chống đối. Quốc hội năm ngoái đã thông qua luật cấm việc sử dụng các hình thức trấn nước và "kỹ thuật thẩm vấn khắc nghiệt" khác bị coi là tra tấn. Obama đã ký để biến những quy định này thành luật vào cuối tháng mười một năm ngoái.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sao Việt hải ngoại nín thở cầu nguyện cho nhà cầm quyền tương lai

Trong khi cả thế giới đang dõi theo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều nghệ sĩ Việt đang sinh sống và làm việc tại xứ cờ hoa cũng hào hứng chờ đợi kết quả xem ai sẽ là nhà cầm quyền tương lai.