Tin mới

Trung Quốc cám ơn Campuchia khi ASEAN né tránh phán quyết về biển Đông

Thứ hai, 25/07/2016, 15:58 (GMT+7)

Các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua các bế tắc vào thứ hai để đưa ra một tuyên bố chung khi Philippines chấp nhận giảm yêu cầu của họ với tuyên bố chung phải đề cập đến phán quyết pháp lý trên Biển Đông sau khi chịu sự phản đối kịch liệt từ Campuchia.

Các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua các bế tắc vào thứ hai để đưa ra một tuyên bố chung khi Philippines chấp nhận giảm yêu cầu của họ với tuyên bố chung phải đề cập đến phán quyết pháp lý trên Biển Đông sau khi chịu sự phản đối kịch liệt từ Campuchia.

Bắc Kinh ngay lập tức công khai cảm ơn Campuchia vì đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc về tranh chấp biển, một vấn đề đã đẩy cuộc họp cuối tuần vừa rồi của các nước trong ASEAN diễn ra ở thủ đô Viêng Chăn của Lào vào tình trạng hỗn loạn.

Ngoại trưởng Vương Nghị và Prak Sokhon. Ảnh: CN

Những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, 10 thành viên của ASEAN bị chia rẽ giữa mong muốn của các nước có tranh chấp muốn khẳng định chủ quyền với một số nước bị chi phối bởi các mối quan hệ chính trị và thương mại với Bắc Kinh.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển Đông, chồng lấp với chủ quyền của các thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Trong một phán quyết của Liên Hiệp Quốc được đưa ra dựa trên phán quyết của Tòa án thường trực Trọng tài quốc tế PCA vào ngày 12 tháng 7, Philippines đã giành được một chiến thắng pháp lý quan trọng với Trung Quốc về các tranh chấp. Theo phán quyết, tuyên bố về "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc là vô căn cứ.

Philippines và Việt Nam đều ủng hộ phán quyết, phủ nhận tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc tại tuyến đường biển chiến lược chiếm tới hơn 5.000 tỷ đô la trong thương mại toàn cầu mỗi năm, và kêu gọi các bên tôn trọng luật hàng hải quốc tế, đưa lời kêu gọi này vào các thông cáo chung.

Tuy nhiên Campuchia lại phản đối phán quyết của PCA, kêu gọi các bên đàm phán song phương theo chủ trương của Trung Quốc, các nhà ngoại giao cho biết.

Manila đã đồng ý nới lỏng các tham chiếu đến các phán quyết trong thông cáo chung, một nhà ngoại giao ASEAN cho biết hôm thứ Hai, trong một nỗ lực để ngăn chặn sự bất đồng quá lớn dẫn đến việc ASEAN không thể ban hành một tuyên bố chung.

Thông cáo chỉ dừng lại ở mức kêu gọi thay vì nhắc đến sự cần thiết phải tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả luật biển của Liên Hợp Quốc, mà phán quyết của tòa án quốc tế đã kêu gọi.

"Chúng tôi vẫn còn lo ngại về những diễn biến gần đây và ghi nhận những lo ngại của một số bộ trưởng về các hoạt động bồi đắp và sự leo thang trong các hoạt động trong khu vực tranh chấp. Những việc này đã làm xói mòn lòng tin và gia tăng căng thẳng, có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực ", thông cáo cho biết ASEAN.

Điều quan trọng là phải tránh quân sự hóa các khu vực gây tranh cãi và phải đảm bảo duy trì tự do hàng hải , ASEAN cho biết.

Bắc Kinh cho đến hiện tại vẫn một mực phủ nhận các phán quyết của tòa án quốc tế bất chấp lời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế trên toàn thế giới.

Theo Trung Quốc, Campuchia có một vị thế quan trọng trong việc bảo vệ sự đoàn kết của ASEAN và hợp tác với Trung Quốc , Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Prak Sokhon của Campuchia , theo một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đầu vào thứ hai.

Ngoài ra, Vương Nghị còn trao cho Campuchia nhiệm vụ giữ gìn sự công bằng: "Trung Quốc vô cùng hoan nghênh Campuchia và một số nước ASEAN khác phụ trách công bằng và bảo vệ sự công bằng ", ông Vương nói.

Trung Quốc thường lấy "cớ" một số nước can thiệp để phủ nhận phán quyết của tòa án quốc tế. Ngoài ra, nước này còn có những cảnh bảo đe dọa đến những nước nào có ý định can thiệp vào vấn đề biển Đông: "Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ lực lượng bên ngoài để tìm cách khai thác và thổi phồng cái gọi là phán quyết của tòa án trọng tài về Biển Đông và mang lại sự hỗn loạn ở khu vực này ", ông Vương nói. Trong khi chính Trung Quốc mới là nước khơi mào mọi tranh cãi trong khu vực.

Hoa Kỳ, đồng minh với Philippines và đang phát triển mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Việt Nam, đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa án.

Cả Việt nam và 2 nước này đều chỉ trích Trung Quốc về việc xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở trong vùng biển tranh chấp. Mỹ đã  đã điều các tàu chiến di chuyển gần vùng tranh chấp để khẳng định quyền tự do đi lại tại vùng biển quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới thủ đô của Lào vào thứ hai. Ông dự kiến ​​sẽ thảo luận về vấn đề biển Đông trong một cuộc họp với Vương Nghị, cũng như trong các cuộc họp với các nước thành viên ASEAN.

Đây là các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ của Diễn đàn thượng đỉnh các nước ASEAN và Đông Á được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào. Tham gia hội nghị có bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số nước khác.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news