Tin mới

Trung Quốc đang dần mất đi tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á?

Thứ tư, 14/10/2015, 20:10 (GMT+7)

Sau 1 thập kỷ, trong những năm 2000, Trung Quốc tích cực theo đuổi mối quan hệ nồng ấm với nhiều quốc gia Đông Nam Á, kết hợp giữa ngoại giao, viện trợ và quyền lực mềm để thu hút các nước láng giềng. Nhưng 5 năm qua, chúng ta có thể thấy sự lạnh lùng đáng kể trong quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á.

Sau 1 thập kỷ, trong những năm 2000, Trung Quốc tích cực theo đuổi mối quan hệ nồng ấm với nhiều quốc gia Đông Nam Á, kết hợp giữa ngoại giao, viện trợ và quyền lực mềm để thu hút các nước láng giềng. Nhưng 5 năm qua, chúng ta có thể thấy sự lạnh lùng đáng kể trong quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á.

Đầu tiên, Bắc Kinh ngày càng quyết liệt hơn trong yêu sách tại Biển Đông, dẫn tới căng thẳng với các nước có tuyên bố chủ quyền khác, không chỉ Việt Nam, Philippines mà còn cả Indonesia. Lực lượng vũ trang Jakarta đang nhanh chóng hiện đại hóa năng lực hải quân do lo sợ hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc khiến một số nước phải xa lánh thì gần đây, họ vẫn duy trì mối quan hệ ấm áp với một vài nước khác dẫn đầu Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Các nước này đều không tham gia vào tranh chấp Biển Đông hoặc như Malaysia, họ ít bị đe dọa hơn so với Philippines hay Việt Nam. Thái Lan và Malaysia cũng có truyền thống duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Tại Myanmar, sự đầu tư và viện trợ của Trung Quốc đã trở nên quá quan trọng. Ngay cả khi Naypyidaw cố thúc đẩy quan hệ với các nước dân chủ cầm quyền thì các nhà lãnh đạo Myanmar cũng hiếm khi công khai chỉ trích Bắc Kinh.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong những năm gần đây không còn được mặn nồng như xưa. Ảnh minh họa/ Interest

Sau cuộc đảo chính vào tháng 5/2014, các nhà lãnh đạo quân sự Thái Lan dường như đã xem mối quan hệ của đất nước với Bắc Kinh quan trọng hơn trước. Không giống như các nền dân chủ từ chối viện trợ hoặc công khai chỉ trích chính quyền Thái, quan chức Trung Quốc hỗ trợ cho chính phủ quân phiệt và tiếp tục đầu tư vào một số dự án cơ sở hạ tầng tại đây.

Nhưng ngay tại các nước này, lãnh đạo và quan chức đã sẵn sàng để chỉ trích công khai Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, như các sự kiện diễn ra tại Malaysia và Myanmar trong 2 tuần qua. Tại Myanmar, quan chức chính phủ đã đổ lỗi cho Bắc Kinh can thiệp vào tiến trình hòa bình tại nước này. Theo Reuters, một trong những quan chức đàm phán hòa bình cấp cao của Myanmar tuyên bố rằng quan chức Trung Quốc đã cố thuyết phục một số quân nổi dậy mạnh nhất, trong đó có Tổ chức Độc lập Kachin và Quân đội Nhà nước Wa Thống nhất (UWSA), không ký thỏa thuận hòa bình. Lý do tại sao Bắc Kinh cố ngăn các nhóm này không ký vẫn chưa rõ nhưng mối quan hệ của Bắc Kinh với UWSA và các nhóm khác đã khiến Trung Quốc có được ảnh hưởng nhất định ở khu vực biên giới. Có lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc sợ rằng thỏa thuận hòa bình có thể làm suy yếu ảnh hưởng của họ. (Chắc chắn 1 thỏa thuận hòa bình sẽ ổn định biên giới và làm giảm khả năng người tị nạn chạy chốn sang Trung Quốc).

Trong khi đó, tại Malaysia, một số quan chức cấp cao trong chính phủ đã công kích việc đại sứ Trung Quốc can thiệp vào các chính sách của nước này một cách không phù hợp. Như trong các tuần lễ diễn ra biểu tình và phản phản đối tại Kuala Lumpur có nhuốm màu chủng tộc, đại sứ Trung Quốc Huang Huiking đã tới trung tâm khu Chinatown tại Kuala Lumpur và cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của những người biểu tình để nhắm tới bất cứ nhóm chủng tộc hay dân tộc nào. "Chúng tôi sẽ không ngồi yên" nếu người biểu tình nhắm tới dân tộc Trung Quốc, vị đại sứ tuyên bố. "Chúng tôi chân thành hy vọng rằng Malaysia sẽ duy trì ổn định xã hội". Mặc dù ý kiến của ngài đại sứ là dễ hiểu - các cuộc biểu tình khi ấy có liên quan tới những vụ chống người Trung Quốc - một số chính trị gia Malay theo chủ nghĩa dân tộc đã rất giận dữ trước tuyên bố của ông Huang. Phó thủ tướng Malaysia, một người theo chủ nghĩa dân tộc quyết liệt, còn yêu cầu ông Huang đưa ra lời giải thích hoặc xin lỗi chính thức cho tuyên bố này. Vị đại sứ đã phải "đưa ra xác nhận là đặc phái viên Trung Quốc đã có ý định can thiệp vào công việc của địa phương", Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi cho biết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây sẽ phản ứng theo cách cải thiện những mối quan ngại về ngoại giao khu vực mạnh mẽ của Bắc Kinh? Trung Quốc có thể khó mà đủ sức để làm cho các nước Đông Nam Á như Malaysia phải xa lánh. Malaysia trước giờ đều đóng vai trò người dàn xếp hiệu quả và thường đứng về phía lợi ích của Trung Quốc trong ASEAN.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news