Tin mới

Trung Quốc “đang mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”?

Thứ sáu, 17/10/2014, 15:20 (GMT+7)

Trong khi thế giới đang chìm vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS, ở châu Á, Trung Quốc đã có những động thái “mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”.

Trong khi thế giới đang chìm vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS, ở châu Á, Trung Quốc đã có những động thái “mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh”.

 

Trong 3 trung tâm địa chính trị của quyền lực toàn cầu ngày nay, 2 trung tâm đang chìm trong chiến tranh, trung tâm thứ ba cũng đang trên bờ vực của một cuộc chiến. Tại châu Âu, Nga trỗi dậy trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tại Trung Đông, Nhà nước Hồi giáo IS khiến quốc tế chao đảo khi tắm máu Syria và Iraq. IS có vẻ đã sẵn sàng để mở rộng cuộc chiến sang Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và tại khu vực có người Kurd ở Iraq bất chấp các cuộc không kích của Mỹ và liên minh quốc tế.

Ở châu Á, Trung Quốc vẫn chưa tạo ra bất kỳ cuộc chiến đổ máu nào. Nhưng khi đọc cuốn sách “Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific” (tạm dịch: Khói lửa trên biển: Trung Quốc, Mỹ và tương lai của Thái Bình Dương) của tác giả Robert Haddick, có thể thấy Bắc Kinh đang mài gươm chuẩn bị cho chiến tranh trong khi Washington đang bị phân tâm bởi sự hỗn loạn ở những nơi khác.

Haddick đã đúng khi đánh giá rằng Mỹ “đang hoạt động như một nhà cân bằng ngoại đạo, đóng vai trò trung tâm trong an ninh tại Đông Á, một trách nhiệm đã thúc đẩy tất cả thịnh vượng. Nhưng cũng giống như châu Âu 1 thế kỷ trước, rất có thể châu Á sẽ hình thành một sự cân bằng ổn định trong quyền lực khi đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc”.

Với chuyên môn về chính trị - quân sự dày dặn, Haddick đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật ngoại giao khôn ngoan và xây dựng lực lượng quân đội để khai thác điểm yếu của quân đội Mỹ tại chiến trường châu Á.

Trung Quốc đã làm ngoại giao để giải quyết nhiều tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. “Từ năm 1998, Trung Quốc đã giải quyết 11 tranh chấp biên giới kéo dài với 6 nước láng giềng. Những bước đi đó đã loại bỏ những va chạm an ninh từ các mối ẩn họa trên đất liền”. Thỏa thuận khí đốt 4 tỷ USD giữa Trung Quốc và Nga được ký kết vào tháng 5/2014 và thỏa thuận phát triển kinh tế ký kết với Ấn Độ vào tháng 9/2014 càng tăng cường đánh giá của Haddick đó là Bắc Kinh đang củng cố mối quan hệ với các nước chung biên giới đất liền.

Giải quyết tranh chấp biên giới cho phép Trung Quốc đổi hướng và tập trung sự chú ý địa chính trị vào vùng biển. Trung Quốc đang sử dụng lực lượng hàng hải bán quân sự để đặt chân lên những hòn đảo tranh chấp và khẳng định quyền bá chủ tại Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.

Haddick quan sát thấy sự tương phản đáng lo ngại trong hành vi này. Trong khi Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên đất liền, “họ lại tăng tốc đi đòi chủ quyền hàng hải tại Biển Đông và biển Hoa Đông”. Trung Quốc đang áp dụng “chiến thuật salami” với những hành động quyết đoán. Chiến thuật này chưa thể gây ra chiến tranh nhưng về lâu dài, nó sẽ mở rộng ảnh hưởng và sự cưỡng chế của Trung Quốc tại châu Á một cách đáng kể.

 

Trung Quốc đang kết hợp hoạt động hàng hải bán quân sự với sự tích tụ sức mạnh quân sự đáng kể để ngăn chặn và tấn công các nhóm tàu sân bay của Mỹ. Chi tiết cuốn sách của Haddick tiết lộ rằng Trung Quốc đang tăng cường hệ thống phát hiện và nhắm mục tiêu các nhóm chiến đấu Mỹ ở cả trên không lẫn trên đất liền cũng như xây dựng các tàu nổ và tàu ngầm tấn công để tiêu diệt được tên lửa hành trình chống tàu của Mỹ. Tất cả những khả năng của hải quân Trung Quốc được thiết kế để có thể tấn công được các căn cứ hải quân Mỹ ở cách bờ biển Trung Quốc đến 2.000 km.

 

Các khả năng quân sự của Trung Quốc có thể ngăn Mỹ vận hành máy bay cánh cố định nhằm tăng cường thêm những mối đe dọa cho quân đội Mỹ tại khu vực. Ông Haddick nhận định “các máy bay ném bom Flanker mà Trung Quốc hiện có là thách thức đặc biệt đối với Mỹ và các nước đồng minh bởi bán kính chiến đấu tương đối lớn của nó.  Các biến thế của Flanker không cần tiếp nhiên liệu có bán kính chiến đấu ít nhát 1.500 km. 5 trong số 6 căn cứ không quân của Mỹ tại tây Thái Bình Dương (2 cái ở Hàn Quốc, 3 cái ở Nhật Bản) đều năm trong bán kính chiến đấu của Flanker”. Hơn nữa, khả năng phòng không ngày càng tinh vi, mật độ dày lên của Trung Quốc sẽ làm Mỹ tốn kém đáng kể để có thể nắm giữ các tài sản quân sự có nguy cơ trên đất liền của Trung Quốc.

Trung Quốc không bị giới hạn việc xây dựng khả năng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo như Mỹ bởi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung INF. Washington và Moscow đã ký Hiệp ước INF cấm các loại tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km. Trung Quốc đang tung ra các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình và ngày càng đe dọa tới các căn cứ không quân có máy bay tầm ngắn của Mỹ. Đây là tình huống đặc biệt đáng sợ với Mỹ bởi NGa đã vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF khi thử nghiệm các tên lửa hành trình bị cấm.

Đỉnh cao là việc Trung Quốc đang cố ngăn khả năng can thiệp quân sự của Mỹ.  Họ đang mở rộng khả năng chiến tranh mạng và chống vệ tinh để vô hiệu hóa các lệnh, sự kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo của Mỹ. Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa di động trên đất liền và các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân gắn trên tàu ngầm.

Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ bị lực lượng chiến lược và lực lượng thông thường của Mỹ đe dọa giống như trong khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996. Haddick cho rằng: “Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc bắt đầu một cách nghiêm túc sau khi các nhà hoạch định PLA cản thận nghiên cứu kết quả cuộc Chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-96. Nó được thiết kế đặc biệt để khai thác các lỗ hổng trong cơ cấu, học thuyết và lên kế hoạch của quân đội Mỹ. Giả định rằng các chỉ huy Mỹ sẽ không còn hoạt động cho tới cuối thập kỷ này”.

“Fire on the War”, cuốn sách đã cung cấp những phân tích chính trị-quân sự tuyệt vời mà không bị những lợi ích của các dịch vụ vũ trang, sự quan liêu của an ninh quốc gia và các ngành công nghiệp quốc phòng cản trở. Tác giả cuốn sách đã cảnh báo tất cả mọi người vốn đang bị phân tâm bởi những cuộc khủng hoảng toàn cầu tại châu Âu hay Trung Đông về thanh kiếm chính trị và quân sự đang được mài sắc của Trung Quốc ở châu Á.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức Nationalinterest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news