Tin mới

Trung Quốc diễu binh đe dọa cả Mỹ và Nhật Bản

Thứ tư, 28/01/2015, 15:25 (GMT+7)

Việc Trung Quốc diễu\nhành quân đội không chỉ để “đe dọa” Nhật Bản mà còn cả với Mỹ.

Việc Trung Quốc diễu hành quân đội không chỉ để “đe dọa” Nhật Bản mà còn cả với Mỹ.

 

Các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị tổ chức sự kiện đánh dấu 70 năm kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II. Trong đó có một sự kiện ở Nga được kỳ vọng có sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thậm chí lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Trung Quốc mới thông báo, họ đã có kế hoạch để kỷ niệm sự kiện này bằng một “cuộc diễu hành quân đội vĩ đại.”

Trung Quốc thường tổ chức diễu hành quân đội lớn mỗi 10 năm kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Lần gần nhất là vào năm 2009, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và 52 chủng loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo gồm tên lửa dẫn đường, máy bay không người lái, và máy bay chiến đấu (dẫn đầu) đã tham gia vào sự kiện. Kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 là dịp để ông Tập có lý do thích hợp để tổ chức diễu hành quân đội mà không phải chờ thêm 4 năm nữa tới lễ kỷ niệm của PRC.

Cuộc diễu hành quân sự của Trung Quốc vào năm 2009

Trở lại vào năm 2009, một quan chức từ Tư lệnh diễu binh chung ngày quốc khánh đã nỗ lực bảo đảm với các nhà quan sát rằng việc diễu hành quân đội công khai của Trung Quốc không có mục đích đe dọa ai. Ông khẳng định, điều quan trọng là Chính sách chứ không phải khả năng quân sự của một quốc gia. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cũng lặp lại quan điểm này khi nói về cuộc diễu hành quân đội năm 2015 vào hôm thứ 3 (27/1).

Tuy nhiên, một hãng truyền thông Trung Quốc lại đưa ra giải thích khác. Bài báo điện tử trên tờ Nhân dân Nhật Báo cố gắng chửng tỏ ý nghĩa chính trị của Trung Quốc khi lần đầu tiên tổ chức diễu hành quân sự mà không liên quan đến lễ kỷ niệm ngày thành lập PRC. Lý do đầu tiên là gì? “Để thể hiện sức mạnh quân đội của Trung Quốc.” Bài báo này giải thích, quân đội là một yếu tố chủ chốt cho sức mạnh quốc gia, yếu tố thiết yếu hậu thuẫn cho cả ván cờ chính trị và cuộc cạnh tranh về kinh tế. Khi Trung Quốc đã trở thành một đấu thủ lớn trên trường địa chính trị của thế giới, đã đến lúc Trung Quốc thể hiện sức mạnh quân sự của mình.

Lý do thứ hai mà bài báo trên Nhân dân Nhật báo đưa ra là điều thu hút chú ý hơn cả: “Để đe dọa Nhật Bản.” Bài báo lý giải: “Trong những năm gần đây, được hậu thuẫn bởi chính sách chuyển hướng sang châu Á để kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, chính sách Trung Quốc của Nhật Bản ngày càng vượt tầm kiểm soát... Để ngăn chặn xảy ra một sự kiện không mong đợi,  Nhật Bản đang bước tới sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình và tiến tới bình thường hóa dân tộc.” Cách duy nhất để chấm dứt “nỗ lực điên rồ này”, bài báo phản bác, là để Trung Quốc thể hiện sức mạnh quân sự của chính mình và cho thấy quyết tâm không để Nhật Bản thay đổi trật tự sau chiến tranh Thế giới thứ II.

Lý do thứ hai được đặt trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bình luận mới đây rằng những tuyên bố của ông về cuộc Thế chiến II sẽ làm Trung Quốc kinh hãi. Trung Quốc phản ứng ngay lập tức. Phát ngôn viên Ngoại trưởng Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc có thể sẽ lưu ý nếu Nhật Bản “nỗ lực phủ nhận hay không tôn trọng lịch sử.” Vào tháng 12/2013, chính quyền Bắc Kinh đã “nổi giận” sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng thăm đền thờ Yasukuni ở Tokyo để tưởng nhớ đến các binh sĩ Nhật Bản tử trận trong Thế chiến 2.

Không mang nhiều thông điệp như gửi đến Nhật Bản, cuộc diễu binh Trung Quốc cũng nhắm nhiều hơn vào Mỹ khi bài báo trên Nhân dân nhật báo lặp lại một quan điểm phổ biến ở Trung Quốc rằng Nhật Bản chỉ đang gây rối bởi Mỹ đang tìm cách "kiềm chế" Trung Quốc. Cuộc diễu binh truyền đi thông điệp rằng Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh quân sự trên trường thế giới. Trung Quốc giờ đã có thể bảo đảm cho những lợi ích kinh tế và chính trị bằng sức mạnh quân đội (đặc biệt xem nó như một phương sách cuối cùng).

Ngoài việc thêm thắt những ý nghĩa địa chính trị cho cuộc diễu binh, truyền thông Trung Quốc cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin rất được mong đợi sẽ đến tham gia cuộc diễu hành và nếu vậy, đây sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo một quốc gia nước ngoài tham gia vào cuộc duyệt binh và nghi lễ này. Khi mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa mới tham dự chứng kiến sức mạnh quân sự của quân đội Ấn Độ vào thứ 2 (26/1) thì ông Putin sẽ ngôì bên cạnh ông Tập để xem quân đội Trung Quốc phô diễn khả năng của mình.

Theo Chi MK/The Diplomat

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news