Tin mới

Trung Quốc “khoe” một loạt tên lửa dòng DF trong lễ diễu binh lớn nhất lịch sử

Thứ tư, 26/08/2015, 16:02 (GMT+7)

Tờ Guancha Syndicate có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin Quân đoàn Pháo binh số 2 của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ "khoe" loạt tên lửa dòng DF tại lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào ngày 3/9 tới.

Tờ Guancha Syndicate có trụ sở tại Thượng Hải đưa tin Quân đoàn Pháo binh số 2 của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ "khoe" loạt tên lửa dòng DF tại lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào ngày 3/9 tới.

Trang microblog của Đài CCTV, Trung Quốc đã công bố chi tiết buổi tổng duyệt vào ngày 23/8 để chuẩn bị cho lễ diễu binh nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II sắp tới. Đây được cho là lần đầu tiên buổi diễn tập diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn. Các buổi tập trước đó diễn ra tại những cơ sở đào tạo chuyên môn.

Theo tin tức từ các phóng viên đã được chứng kiến buổi tập, có 6 lực lượng và 7 mô hình tên lửa DF - "Đông Phong" - của Quân đoàn Pháo binh Số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược của PLA), sẽ xuất hiện trong cuộc diễu hành chính vào ngày 3/9 tới.

Những tên lửa đã được xác định bao gồm tên lửa hành trình tấn công được phóng từ mặt đất DF-10 (trước đó được biết đến với tên gọi Trường Kiếm CJ-10), tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-16, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21, tên lửa đạn đạo tầm xa DF-26, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-5 và ICBM DF-31.

DF-10, tương tự như tên lửa hành trình cận âm BGM-109 Tomahawk của Mỹ, trước đó có tên CJ-10. Tên lửa này được nhìn thấy lần đầu trong lễ diễu hành Quốc khánh năm 2009 của Trung Quốc.

Truyền thông nước ngoài đồn đoán rằng Trung Quốc có thể đã mua lại công nghệ cơ sở từ tên lửa hành trình cận âm phóng từ máy bay Kh-55 Soviet/Russian từ Ukraine để chế tạo DF-10 từ những năm 1990. Khi Mỹ ngừng triển khai BGM-109G, DF-10 hiện là tên lửa hành trình tiên tiến nhất thế giới. Với tầm bắn 2.000 km, sai số trượt mục tiêu (CEP) chỉ từ 5-10m và tải trọng hoạt động là 450 kg, DF-10 có khả năng bao phủ tất cả các mục tiêu ở Đài Loan, Nhật Bản khi được phóng đi từ Trung Quốc đại lục.

Tên lửa nhiên liệu rắn DF-15, được đưa vào phục vụ trong Quân đoàn Pháo binh số 2 từ những năm 1990, có tầm bắn 600km và tải trọng 920 kg. Trong cuộc diễu hành năm 2009, PLA đã trình diễn phiên bản DF-15B được cải tiến, được trang bị hệ thống hướng dẫn vệ tinh và giảm CEP từ 300-600m xuống còn 50-150m. Trong cuộc diễu hành vào tháng tới, các nhà phân tích tin rằng PLA có thể sẽ trưng ra phiên bản mới nhất của tên lửa này, DF-15C, với CEP giảm xuống chỉ còn 5-15m.

DF-16 tương tự như DF-15 nhưng có tầm bắn xa hơn, từ 800-1.000 km khi được ứng dụng công nghệ tương tự như DF-21. Cả DF-16 và DF-21 đều được cho là đang đồn trú tại cùng một căn cứ và có thể bắn tới tát cả những mục tiêu ở Nhật Bản và chuỗi đảo đầu tiên tại Thái Bình Dương kéo dài từ quần đảo Kuril ở phía nam bán đảo Kamchatka của Nga cho tới Borneo và bán đảo Malay.

Tên lửa DF-21 trong lễ diễu binh năm 2009 tại Bắc Kinh.

Việc phát triển DF-21 bắt đầu từ những năm 1970 và kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển đến thế hệ thứ 3 (DF-21C) và thế hệ thứ 4 (DF-21D. Dòng mới nhất của DF-21 là tên lửa đạn đạo chống tàu đầu tiên của Trung Quốc. DF-21C lộ diện lần đầu trong cuộc diễu hành năm 2009 có tải trọng lớn hơn nhưng tầm bắn lại giảm. Phiên bản trước đó có thể bay 3.000 km nhưng phiên bản mới nhất lại chỉ có thể đi được 2.000 km. Để cân bằng thì phiên bản sau có độ chính xác cao hơn trước, CEP giảm từ 500m xuống còn 50m. DF-21D có thể tấn công các mục tiêu hải quân ở khoảng cách từ 1.500-2.000 km và được mệnh danh là "sát thủ diệt hạm".

DF-26, được phát triển dựa trên DF-21, có biệt danh "Sát thủ diệt Guam" bởi tầm bắn của nó từ 3.500-4.000 km. Đây là khoảng cách cần thiết để Trung Quốc tấn công được căn cứ hải quân chiến lược và đảo lãnh thổ của Mỹ. Trước DF-26, Trung Quốc chỉ có thể tấn công Guam bằng các máy bay ném bom chiến lược H-6K. Cách này đạt hiệu quả thấp hơn do khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ tại căn cứ này quá mạnh.

DF-5 là ICBM thế hệ đầu tiên của Trung Quốc. Tên lửa nhiên liệu lỏng này có tầm bắn tối đa 12.000 km - phiên bản DF-5A mới hơn đã mở rộng tầm bắn lên đến 15.000 km - có thể mang 3.000 kg đầu đạn hạt nhân, tương đương với sức mạnh của 3-4 triệu tấn TNT. DF-5 chưa từng xuất hiện trong các cuộc diễu binh vào năm 1999 và 2009. Tuy nhiên, trong năm nay, các nhà phân tích tin răng DF-5B sẽ xuất hiện. Có thể, nó sẽ xuất hiện sau cùng khi mà việc thử nghiệm các tên lửa ICBM DF-31A, DF-31B, DF-41 mới đã sắp hoàn thành.

DF-31 là ICBM nhiên liệu rắn, 3 giai đoạn, cơ động, tầm xa đầu tiên của Trung Quốc. So với DF-5, DF-31 vượt trội hơn về kích thước, độ chính xác, khả năng sống sót và thâm nhập. DF-31 được cải tiến, với phạm vi hoạt động hơn 11.000 km đã xuất hiện lần đầu trong lễ diễu hành năm 2009 trong khi phiên bản DF-31B mới nhất đã được phóng thử thành công từ bệ phóng di động hồi đầu năm nay.

Bảo Linh (theo Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news