Tin mới

Trung Quốc làm gì nếu phán quyết Tòa trọng tài có lợi cho Philippines?

Thứ sáu, 08/07/2016, 15:54 (GMT+7)

Khi thế giới chờ đợi phán quyết về tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Manila tại Biển Đông, các chuyên gia Mỹ đã dự đoán xem Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu tòa trọng tài quốc tế tại The Hague đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines.

Khi thế giới chờ đợi phán quyết về tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Manila tại Biển Đông, các chuyên gia Mỹ đã dự đoán xem Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu tòa trọng tài quốc tế tại The Hague đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines.

Trung Quốc nhiều lần bị Mỹ tố quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Ảnh: Sputnik

Ngày 12/7, Tòa Quốc tế về Luật Biển sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện mà Philippines đệ trình, thách thức tính hợp pháp của các dự án cải tạo đất mà Bắc Kinh đang thực hiện tại Biển Đông. Ngày 6/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bày tỏ sự thất vọng của Trung Quốc với quá trình này.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Vương: "Tòa trọng tài mở rộng và lạm quyền hoàn toàn không có quyền quản lý tất cả (đối với tranh chấp Biển Đông). Bất cứ phán quyết nào tòa này đưa ra cũng là xem thường luật pháp và đương nhiên không có tính ràng buộc pháp lý".

Câu hỏi cho các chuyên gia quân sự Mỹ là Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào nếu phán quyết của tòa có lợi cho Manila.

Ông Robert Haddick, một nhà thầu của Bộ chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt Mỹ đã liệt kê ra 12 khả năng Trung Quốc có thể phản ứng.

4 khả năng đầu tiên liên quan đến việc Bắc Kinh ra tuyên bố lên án các cuộc tập trận mở rộng tại khu vực. Những khả năng tiếp theo là chính phủ tăng sự diện diện quân đội tại Biển Đông và đưa các hệ thống tên lửa mới tới những đảo tranh chấp.

Tuy nhiên, 8 lựa chọn còn lại đưa ra những dấu hiệu cho thấy căng thẳng leo thang:

8. Một vùng nhận dạng phòng không ADIZ được thành lập với lời giải thích chi tiết xem nó được thực thi như thế nào.

9. Nạo vét và xây đảo tại bãi cạn Scarborough.

10. Đưa các tên lửa đất đối không HQ-9 và  các tên lửa hành trình chống tàu tới quần đảo Trường Sa.

11. Một cuộc tập trận hải quân diễn ra tại quần đảo Trường Sa trong đó có bắn tên lửa từ tàu và từ đảo Hải Nam.

12. Bắn tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D chống lại các tàu mục tiêu tại Biển Philippines.

Nếu bất cứ hành động nào ở trên diễn ra, nó có thể là dấu hiệu cho thấy sự tự tin trong thống trị quân sự của Trung Quốc.

Ông Haddick nói với tờ Defence News: "Tôi nói điều này bởi tôi đã đọc được rằng chính phủ Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh rằng nếu điều số 9 và có thể là số 8 xảy ra sẽ dẫn tới những phản ứng không xác định của Mỹ".

Ông James Holmes, đồng tác giả cuốn "Red Star over the Pacific: China’s Rise and the Challenge to US Maritime Strategy" cho rằng Bắc Kinh không thể cho phép một tòa án chịu ảnh hưởng nặng nề từ Washington tước bỏ những yêu sách lãnh thổ của họ.

"Bắc Kinh đã nhiều lần công khai nói rằng tất cả những thứ này thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa... và khó mà từ bỏ những cam kết công khai như hiện nay bởi điều này sẽ khiến bản thân họ có vẻ yếu kém và do dự", ông nói với Defense News.

Một khu vực tranh chấp ở mức độ cao với thương mại quốc tế mỗi năm gần 5 nghìn tỷ USD, hầu hết Biển Đông bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp sự phản đối từ các bên khác như Philippines, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương liên tục cáo buộc Trung Quốc đang cố lập một vùng nhận dạng phòng không thông qua các đảo nhân tạo xây trái phép tại khu vực. Trung Quốc cho rằng họ có quyền làm vậy và các đảo này sẽ được sử dụng cho mục đích dân sự.Nhưng việc Bắc Kinh xây 3 đường băng dài khoảng 3km, có thể tiếp nhận các chiến đấu cơ phản lực và hải cảng lớn cùng nhiều cơ sở thông tin liên lạc, hậu cần, thu thập tin tình báo tại các đảo này đã cho thấy ý đồ quân sự hóa của họ.

Bảo Linh (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news