Tin mới

Trung Quốc thành lập lực lượng vũ trang trái phép tại Hoàng Sa

Thứ hai, 12/01/2015, 09:44 (GMT+7)

Theo Tạp chí Kinh tế Hong Kong, bất chấp những phản đối từ chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã thành lập một bộ phận của Lực lượng vũ trang Nhân dân tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào ngày 6/1.

Theo Tạp chí Kinh tế Hong Kong, bất chấp những phản đối từ chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã thành lập một bộ phận của Lực lượng vũ trang Nhân dân tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào ngày 6/1.

 

Lễ thành lập lực lượng vũ trang trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Trung Quốc đã thành lập trái phép chính quyền thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2012 và công khai đây là quận trực thuộc thành phố mới điều hành quần đảo Hoàng Sa, bãi Macclesfield và quần đảo Trường Sa, thành lập bộ phận của Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nhiệm vụ của lực lượng này là củng cố chính quyền Trung Quốc và  những tuyên bố của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp vốn đang bị Việt Nam và Philippines cực lực phản đối.

Bộ phận này cũng quản lý, đào tạo và trang bị cho lực lượng dân quân địa phương gồm những ngư dân được vũ trang.

Thành phố mà Trung Quốc gọi là Tam Sa hiện có 3 đơn vị lực lượng vũ trang trên đảo Phú Lâm, đảo Qiland, nhóm đảo Lưỡi Liềm.

 

Video tham khảo :Lãnh đạo thế giới cùng "biển" người tuần hành lịch sử tại Paris:

 

Ngay sau lễ thành lập, bộ phận này đã có khóa luyện tập kéo dài 7 ngày do cảnh sát biển Trung Quốc, lực lượng dân quân địa phương và cơ quan quản lý ngư nghiệp cùng phối hợp tổ chức. Nhiệm vụ chính của Lực lượng Vũ trang Nhân dân là giám sát hoạt động của tàu thuyền trong vùng biển do Trung Quốc kiểm soát. Khi cần thiết, lực lượng này sẽ được huy động để cứu hộ hoặc hỗ trợ nhân đạo trong khu vực.

Ngày 8/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã lên tiếng phản đối quyết định của Trung Quốc và nói rằng Bắc Kinh đang phá hỏng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông mà Trung Quốc và các thành viên khác tại ASEAN đã ký kết năm 2002, theo đó, tất cả các nước ký kết đều được đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này.

Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình tại Biển Đông thông qua những chương trình cải tạo đất. Ngoài một sân bay và cầu càng, Trung Quốc hiện đang xây dựng một nhà máy xi măng trên đảo Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Một tàu đổ bộ cũng đã được Hải quân PLA gửi tới khu vực để vận chuyển trang thiết bị cần thiết cho việc xây dựng nhà máy. Cuối cùng, các hòn đảo sẽ bị biến thành căn cứ quân sự mới để bảo vệ các giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

Bảo Linh (tin tức Wantchinatimes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news