Tin mới

Trung Quốc từ chối dừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên

Thứ ba, 26/01/2016, 15:20 (GMT+7)

Ngày 24, nhiều nhân vật trong giới ngoại giao Nhật Bản tiết lộ, Trung Quốc viện cớ “ảnh hưởng đến dân thường” để phản đối dự thảo mà Mỹ đề nghị với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên.

Ngày 24/1, nhiều nhân vật trong giới ngoại giao Nhật Bản tiết lộ, Trung Quốc viện cớ “ảnh hưởng đến dân thường” để phản đối dự thảo mà Mỹ đề nghị với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên.

Theo tổng hợp thông tin ngày 25/1 của truyền thông, một số nhân vật trong giới ngoại giao tiết lộ rằng, khi Hội đồng bảo an LHQ đang suy nghĩ về việc gia tăng chế tài dành cho Triều Tiên sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, Trung Quốc viện cớ “ảnh hưởng đến dân thường” để phản đối dự thảo mà Mỹ đề nghị với Hội đồng bảo an, yêu cầu Trung Quốc dừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên.

Theo các bài báo, là nước bạn bè truyền thống của Triều Tiên, Trung Quốc luôn cảnh giác với những biến động về tình hình chính trị của Triều Tiên, luôn duy trì thái độ thận trọng trong việc đưa ra những chế tài nghiêm khắc dành cho Triều Tiên. Nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai phản đối cuộc thử nghiệm này trong hội nghị đàm phán với các quốc gia có liên quan về vấn đề này.

Sau cuộc thử nghiệm hạt nhân diễn ra ngày 6/1, hội nghị đàm phán do Mỹ chủ trì đã bước sang tuần thứ ba nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu của sự thỏa hiệp. Sự đối lập ngày càng lớn giữa hai bên, một bên là ba nước Mỹ - Nhật - Hàn với chủ trương trừng trị thích đáng với hành động này của Triều Tiên, bên còn lại là Trung Quốc-quốc gia thành viên ban thường trực có quyền phủ quyết. Có thể, hội nghị lần này sẽ tốn hơn 3 tuần mới có thể thông qua quyết định, giống với cuộc thử nghiệm hạt nhân vào năm 2013.

Trung Quốc từ chối yêu cầu dừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên. Ảnh: Duowei

Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry sẽ tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh vào ngày 27/1, nhằm thúc đẩy tiến trình của cuộc đàm phán nhanh chóng đạt được kết quả.

Nội dung của dự thảo được Mỹ đưa ra bao gồm việc cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, cấm nhập khẩu các loại tài nguyên khoáng sản từ Triều Tiên, từ chối yêu cầu của hãng hàng không Triều Tiên Koryo airline bay qua không phận của mình. Theo dự đoán, Trung Quốc sẽ từ chối dự luật trên với lý do điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân Triều Tiên.

Theo thông tin mới cập nhật, đại diện Trung Quốc tại Liên hợp quốc - ông Lưu Kết Nhất đã né tránh vấn đề về dự thảo này của Mỹ khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News. Một số nhân vật ngoại giao của Nhật Bản cũng tiết lộ, Trung Quốc đồng ý với những nội dung trong dự thảo mà Mỹ đưa ra về những chế tài giành cho những quan chức có liên quan đến quá trình phát triển của các vũ khí có tính sát thương cao như hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Nhật không “hài lòng” về thái độ tiêu cực của Trung Quốc trong cuộc hội đàm với ngoại trưởng Nhật

Theo một bài báo khác được đăng tải ngày 24/1 của Kyodo News, Trung Quốc bày tỏ thái độ tiêu cực trong cuộc gọi với ngoại trưởng Nhật khi đề cập đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Một nguồn tin quen thuộc với quan hệ Trung Nhật suy đoán rằng “chính phủ ông Abe vẫn chưa thống nhất ý kiến về việc hợp tác về vấn đề hạt nhân với Trung Quốc”. Phía Nhật vô cùng không hài lòng về thái độ không hợp tác của Trung Quốc trong quá trình hội đàm.

Thông tin cũng cho biết, theo tiết lộ của một quan chức chính phủ Nhật, sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom “nhiệt hạch” vào ngày 6/1 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã đề nghị có cuộc hội đàm qua điện thoại với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Phía Trung Quốc chưa đồng ý. Một nhà phân tích cho biết, trong cuộc đàm phán cấp cao được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 21/1 vừa qua, ông Kimihiro Ishikane - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại này.

Sở dĩ ông Kimihiro coi trọng cuộc đối thoại với Bộ trưởng Vương Nghị là vì ông cho rằng Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nước chủ trì trong cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc là nước láng giềng của Triều Tiên, luôn giữ thái độ thận trọng trong việc đưa ra quyết định về những chế tài dành cho Triều Tiên. Trung Quốc cũng bày tỏ thái độ kiên quyết phản đối với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu sang Triều Tiên mà Mỹ đề nghị. Nhật Bản đã lên kế hoạch kêu gọi Trung Quốc hợp tác trong vấn đề tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news