Tin mới

Truyền hình An Viên lập kỷ lục phát sóng

Thứ sáu, 24/10/2014, 15:01 (GMT+7)

Chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp phép tần số thứ tư, Truyền hình An Viên đã đưa vào phát sóng thử nghiệm. Đây được coi là kỉ lục về thời gian lên sóng sau khi được cấp phép ở Việt Nam.

 

 

Chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp phép tần số thứ tư, Truyền hình An Viên đã đưa vào phát sóng thử nghiệm. Đây được coi là kỉ lục về thời gian lên sóng sau khi được cấp phép ở Việt Nam.

 Đưa tần số mới vào sử dụng chỉ sau 10 ngày

Theo tin tức trên Website của Cục tần số, Truyền hình An Viên được Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp phép kênh tần số 56 vào ngày 21/9/2014. Chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp tần số, ngày 1/10 Truyền hình An Viên công bố thử nghiệm phát sóng thành công. Với việc thêm một tần số và sử dụng mạng đơn tần (SFN), Truyền hình An Viên đã tăng số lượng kênh từ 64 lên 102 kênh và tối đa khách hàng có thể xem tới 136 kênh.

 Theo tìm hiểu của phóng viên, với đợt tăng tần số này, Truyền hình An Viên đầu tư không dưới 3 triệu USD. Như vậy trong thời gian ngắn, cùng với việc công bố tặng đầu thu tại Hà Nội, Truyền hình An Viên chi không dưới 100 tỷ cho các hoạt động của mình.

Ngoài việc thể hiện tiềm lực tài chính mạnh, Truyền hình An Viên còn cho thấy khả năng triển khai hạ tầng công nghệ nhanh chóng của mình. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần sau khi được cấp phép tần số, Truyền hình An Viên đã phát sóng thử nghiệm thành công.

Giám đốc kỹ thuật ABU Amal Punchihewa (thứ 2 từ trái sang) đánh giá

công nghệ mà Truyền hình An Viên đang sử dụng là tiên tiến nhất hiện nay

TS Phạm Hải Đăng, giảng viên chuyên ngành Điện tử viễn thông - ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhận xét: “Việc Truyền hình An Viên đưa tần số mới vào sử dụng chỉ sau 10 ngày cấp phép, thực sự là một kỷ lục ở Việt Nam, mà chưa có nhà đài nào làm được”.

 

Theo thông lệ trên thế giới, một đơn vị từ khi được cấp phép tần số sẽ mất khoảng 4 - 6 tháng mới có thể hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để đưa vào phát sóng thử nghiệm. Trước tiên, đơn vị phải chốt thiết kế, đặt hàng sản xuất máy phát sóng, bộ cộng, bộ lọc, ăng ten và phụ kiện.

 

Thời gian trung bình từ khi đặt hàng sản xuất máy phát cho đến khi hoàn thiện là 4 tháng, thời gian vận chuyển (đường thủy) mất 1 tháng và để triển khai lắp đặt máy móc thiết bị tại một vài trạm phát sóng cần 1 tháng nữa. Máy phát, ăng ten, bộ cộng, bộ lọc phải đặt hàng theo đúng tần số được cấp phép. Để phát sóng cho một tần số tại mỗi trạm cần ít nhất một máy phát, một bộ lọc (cột ăng ten, ăng ten và bộ cộng có thể dùng chung) và các phụ kiện đi kèm. Càng nhiều trạm thì càng nhiều máy phát sóng.

“Vậy mà An Viên chỉ sau 2 tuần đã có thể phát sóng. Một sự thực quá đáng nể!”, ông Sa-rát-xát-hu (nguyên Giám đốc kỹ thuật Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương) cho biết.

Chuẩn bị tốt ngay từ khi xin cấp phép

Lý giải về tốc độ kỉ lục này, ông Nguyễn Như Nhất, chuyên gia về truyền dẫn - phát sóng Truyền hình An Viên cho biết: “Chúng tôi đã có sự chuẩn bị tốt ngay từ khi xin cấp phép tần số mới. Các thủ tục đặt hàng sản xuất máy phát sóng và các thiết bị đi kèm đã được tiến hành song song trong thời gian đợi được cấp phép và với hạ tầng truyền dẫn phát sóng có sẵn, ổn định nên việc triển khai thi công cũng có nhiều thuận lợi.

Trạm phát sóng số mặt đất của Truyền hình An Viên trên đỉnh tòa nhà Keangnam (Hà Nội)

Thêm nữa, khâu vận chuyển máy móc, trang thiết bị được Truyền hình An Viên chấp nhận đầu tư cao bằng cách vận chuyển bằng đường hàng không cho phép đẩy nhanh tiến độ trước gần 1 tháng so với vận chuyển thông thường”.

 Toàn bộ máy phát sóng, ăng ten và bộ cộng đều là thiết bị được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức và Australia. Các thiết bị này đều do các đối tác tin cậy, có thương hiệu hàng đầu thế giới, đã cung cấp hầu hết các thiết bị cho Truyền hình An Viên trong suốt những năm qua và thiết bị đã được chứng minh có độ bền cao ổn định trong suốt quá trình vận hành, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Truyền hình An Viên đã thực hiện một việc chưa ai làm là vận chuyển máy phát sóng về Việt Nam bằng… máy bay”.

Truyền hình An Viên đã hoàn thiện việc lắp đặt các máy phát sóng tại 9 trạm phát sóng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ cho việc tăng thêm tần số và tăng kênh bắt đầu từ ngày 18/10 vừa qua.

“Truyền hình An Viên đang sử dụng công nghệ hiện đại, có thể hỗ trợ được nhiều băng tần cùng một lúc, nên khi được cấp phép tần số mới, họ bổ sung thêm băng tần vào những thiết bị sẵn có, sau đó chỉ cần chạy thử nghiệm trong một thời gian xem đầu thu có tải được hay không. Do vậy, việc bắt đầu phát sóng thử nghiệm các kênh truyền hình trên tần số mới trong thời gian 10 ngày kể từ khi được cấp phép là hoàn toàn có thể đối với đơn vị này”, TS. Đăng phân tích.

Hiện, Truyền hình An Viên đang sử dụng 2 công nghệ là truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) và truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH) đều với thế hệ hai (DVB-S2 và DVB-T2) kết hợp chuẩn nén MPEG4, công nghệ mạng đơn tần SFN; Truyền hình An Viên đã được Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình Châu Á Thái Bình Dương (ABU) đánh giá là đơn vị có công nghệ truyền hình kỹ thuật số tiên tiến nhất hiện nay.

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news