Tin mới

Từ vụ giám đốc ở Hải Phòng tử vong: Lý giải nguyên nhân bật điều hòa ngủ trong ô tô gây chết người?

Thứ năm, 20/09/2018, 11:15 (GMT+7)

Nguyên nhân dẫn tới tử vong, theo bác sĩ Babu Shershad từ Trung tâm y tế đầu tiên của Dubai, do hàm lượng oxi giảm và không khí trong xe bị tăng hàm lượng khí carbon monoxide (CO) gây ngộ độc.

Nguyên nhân dẫn tới tử vong, theo bác sĩ Babu Shershad từ Trung tâm y tế đầu tiên của Dubai, do hàm lượng oxi giảm và không khí trong xe bị tăng hàm lượng khí carbon monoxide (CO) gây ngộ độc.

Vụ việc giám đốc 34 tuổi ở Hải Phòng tử vong vì ngủ trong ô tô cá nhân đã dấy lên nhiều ý kiến tranh luận trên các diễn đàn. Nhiều người cho rằng ngủ trong xe ô tô đôi khi là bất khả kháng, đặc biệt là với những người buồn ngủ khi điều khiển xe chạy đường dài hoặc thiếu tỉnh táo khi sử dụng rượu bia. Vì vậy làm thế nào để ngủ trong xe an toàn là vấn đề khiến nhiều người đặc biệt quan tâm.

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, từng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì ngủ trong xe, kéo kín cửa kính và bật điều hòa. Xung quanh nguyên nhân dẫn đến tử vong, phần lớn là do người trong xe bị ngạt khí, hàm lượng oxi giảm dần. 

Lượng khí điều hòa làm lạnh mang vào cabin chứa hàm lượng CO cao, khiến oxi giảm, gây mệt mỏi thậm chí tử vong.

Nguyên nhân dẫn tới tử vong, theo bác sĩ Babu Shershad từ Trung tâm y tế đầu tiên của Dubai, do hàm lượng oxi giảm và không khí trong xe bị tăng hàm lượng khí carbon monoxide (CO) gây ngộ độc, theo VnExpress.

Khi đóng kín xe, không khí tự nhiên khó vào bên trong. Điều hòa lại bật liên tục. Nếu chọn chế độ lấy gió trong, xe chỉ làm mát không khí trong xe, mà ít có sự lưu thông với bên ngoài.

Những xe hiện đại, dù ở chế độ lấy gió trong, sau một khoảng thời gian, điều hòa vẫn tự lấy gió ngoài để cân bằng hàm lượng không khí, nhưng trường hợp này, điều hòa lại hút trực tiếp lượng khí xung quanh xe, vốn bị bao trùm bởi khí xả từ ống pô với hàm lượng CO cao, làm giảm lượng oxi, khiến cơ thể không thể hô hấp, mất nước, dịch dẫn tới tử vong. 

Để đề phòng mối nguy hiểm này, các chuyên gia kỹ thuật khuyên nếu phải chờ đợi lâu hoặc ngủ trong xe đang dừng và phải bật điều hòa, hãy hạ bớt cửa kính để không khí lưu thông. Nhưng thậm chí đã làm như thế này, vẫn nên đặt đồng hồ báo thức giữa quãng khoảng một tiếng để tỉnh dậy, hạ hết kính hoặc bước ra ngoài hít thở không khí trong lành. 

Nhiều người băn khoăn không biết ngủ trong xe sao cho an toàn?. Ảnh minh họa

Trả lời trên Đời sống Plus về vấn đề này, ông Lê Văn Tạch - cựu kỹ sư của Toyota phân tích: "Cần phải hiểu rằng xe cá nhân cũng tương tự như một hộp kín, không có sự lưu thông gió với bên ngoài nếu như bật điều hòa. 

Không gian trong xe ô tô nhỏ, lượng oxy ít. Trong trường hợp xe vừa đi đường dài không lấy gió ở ngoài thì lượng oxy sẽ giảm dần, đến một mức nguy hiểm có thể khiến người ngủ trong xe hôn mê và tử vong". 

Theo kỹ sư Tạch, cũng có những loại xe cao cấp hiện đại có chức năng tự động lấy gió ngoài khi lượng oxy giảm. Lúc này, cảm biến nồng độ oxy sẽ cảnh báo, cửa gió sẽ tự động hạ để lấy gió bên ngoài, lưu thông không khí, bổ sung oxy vào bên trong. Tuy nhiên, những loại xe này trên thị trường hiện nay không nhiều.

Trước nhiều ý kiến lo ngại khi ngủ trong ô tô cũ, đã sử dụng lâu bên cạnh việc thiếu oxy, lái xe cũng sẽ đối mặt với nguy cơ rủi ro do rò rỉ ga. Tuy nhiên, kỹ sư Tạch cho rằng hiện tượng này rất hiếm gặp, các lái xe không cần quá lo lắng.

Vì các van, hay đầu nối khí ga chủ yếu ở bên ngoài cabin, bên trong cabin chủ yếu là hệ thống điều hòa, rất khó để rò rỉ. Trừ trường hợp có những hỏng hóc lớn.

Đối với những trường hợp lái xe buộc phải bật điều hòa để ngủ trong xe, kỹ sư Tạch khuyên các lái xe nên để chế độ lấy gió ngoài, hoặc hạ cửa kính xe.

Kỹ sư Tạch tư vấn: "Tùy thuộc vào khoang ca bin cũng như số lượng người ngồi trong xe trước đó, sẽ quyết định nồng độ oxy thấp hay cao. Nếu có thể, trước khi ngủ lái xe hãy hạ của kính một lúc để không khí lưu thông và đặt báo thức 1-2 giờ trước khi ngủ để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra".

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news