Tin mới

Tung tin đồn "Ebola", "nữ sinh bị rạch đùi": Giá "chát" cho người thích chơi trội

Chủ nhật, 17/08/2014, 17:05 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chủ nhân của các tin đồn “Ebola xuất hiện ở Việt Nam”, “Nữ sinh bị rạch đùi”… đã phải trình diện cơ quan công an, bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là giá chát cho sự nông nổi, thích thể hiện sự chơi trội, mong được nổi tiếng.>>Triệu tập thêm 2 vợ chồng tung tin dịch Ebola xuất hiện ở Việt Nam>>Vụ tung tin dịch Ebola ở Việt Nam: Người tung tin thấy hối hận

(Tinmoi.vn) Chủ nhân của các tin đồn “Ebola xuất hiện ở Việt Nam”, “Nữ sinh bị rạch đùi”… đã phải trình diện cơ quan công an, bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là giá chát cho sự nông nổi, thích thể hiện sự chơi trội, mong được nổi tiếng.

 

Tung tin đồn chuốc hậu quả thật 

Với mục đích cảnh báo nhưng do nguồn thông tin không chính xác nhiều người đăng tin đã tự chuốc lấy lấy hậu quả vì tung tin đồn thất thiệt. Những người này đều có trình độ học vấn cao, am hiểu công nghệ. 

Gần đây nhất là vụ tung tin đồn “Việt Nam đã có người nhiễm virus Ebola” và hậu quả là người tung tin đồn đã bị cơ quan công an triệu tập. 

Cụ thể, ngày 11/8, thông tin dịch Ebola đã đến Việt Nam được phát tán trên các trang mạng xã hội Facebook khiến nhiều người hoang mang lo sợ. Thông tin được đăng tải từ tài khoản “Mẹ Gateau” với nội dung: “Theo thông tin đã xác nhận từ người nhà em làm trong BV là Hà Nội đã có người nhiễm Ebola. Nên các mẹ tuyệt đối cẩn thận và đề phòng nhé. Thông tin không được công bố vì sợ dân hoang mang nhưng em nghĩ là nên thông báo cho mọi người cùng biết để bệnh không có cơ hội phát tán rộng đến không kiểm sát được…”. 

Tuy nhiên, sau đó, Bộ y tế đã khẳng định hoàn toàn chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm vius Ebola tại Việt Nam. Cơ quan an ninh sau đó cũng vào cuộc, xác định danh tính người phát tán thông tin không đúng sự thật trên. Danh tính hai đối tượng là Vũ Hương Thảo (SN 1991, trú tại Quang Trung, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Nghiêm Thùy Trang (SN 1984, trú tại khu tập thể Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). 

Tung tin đồn Tung tin đồn "Ebola", "nữ sinh bị rạch đùi": Giá chát cho người thích chơi trội

Tại cơ quan điều tra, Thảo thừa nhận việc đăng tải thông tin về dịch Ebola xuất hiện tại Việt Nam là vì muốn mọi người phòng tránh nhưng việc thông tin không chính xác, vào thời điểm nhạy cảm gây ảnh hưởng xấu và hoang mang trong dư luận. 

Về nguồn thông tin sai sự thật trên, Thảo khai nhận đã lấy từ facebook của Trang và facebook của chị là “Gái yêu”. Tại facebook của Trang, Trang có viết: “Ebola đã đến Việt Nam, mọi người ơi cẩn thận…”. Sau khi đọc bài viết trên của Trang, Thảo đọc comment có nội dung là có người quen trong viện Nhiệt đới, nói là có người mắc bệnh thật nên dựa theo đó đã soạn thảo status để chia sẻ với mọi người trên facebook của mình. 

Trước đó, Nguyễn Khánh Thành (Sinh năm 1986, ở phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội) cũng đã phải trình diện cơ quan công an vì tung tin liều, sai sự thật trên facebook khiến người dân hoang mang hồi đầu tháng 9 năm ngoái (2013). 

Hành vi của Thành liên quan đến thông tin “ba nữ sinh bị rạch đùi trước Nhà hát Lớn với dao lam dính máu nhiễm HIV”. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra khẳng định: thông tin trên hoàn toàn không có thật. Tại cơ quan điều tra, Thành thừa nhận: sáng ngày 7/5 (2013), Thành lên trang mạng xã hội Facebook và đọc được thông tin “Theo đội trưởng đội số 8, phòng PC 45, Công an TP Hải Phòng đang làm trực tiếp chuyên án này kể lại: Ngày hôm qua, đã có 3 vụ xảy ra tại Nhà hát lớn Hải Phòng nơi tụ tập của rất nhiều các bạn trẻ. Đã có ba bạn nữ bị hại và điều đáng buồn là các bạn không biết bị rạch cho đến khi gió lùa vào thấy xót, nhìn xuống thì đã rớm máu…trong máu có nhiễm HIV…” tại địa chị Facebook có tên “Bánh Nhỏ”. Thông tin đăng tải tại Facebook có tên “Bánh Nhỏ” được làm rõ là bịa đặt. 

Tung tin đồn Hai đối tượng tung tin đồn "Ebola xuất hiện ở Việt Nam" được cơ quan an ninh "mời gặp mặt".

Sau khi đọc được thông tin này từ địa chỉ trên, Thành đã sao chép và chỉnh sửa một số chi tiết như Công an Hải Phòng thành Công an Hà Nội, Nhà hát Lớn Hải Phòng thành Nhà hát Lớn Hà Nội. Thành không quên sử dụng các hình ảnh minh họa khi đăng tải và để tang tính giật gân, Thành đặt tiêu đề cho bài viết của mình là “Cảnh báo đặc biệt cho các nữ sinh Hà Nội”. Khi chỉnh sửa xong, Thành đăng tải thông tin trên lên Fanpage của trang web Truongxua.vn. 

Sai lầm tương tự cũng xảy ra với ba thanh niên (sinh năm 1976, 1980 và 1985) trong vụ tung tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt. Vụ việc này xảy ra vào đầu tháng 2/2013 khiến cả thị trường, tài chính tiền tệ và chứng khoán Việt Nam đã chao. Không chỉ thế, tin đồn này còn làm giảm lòng tin của người dân đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Bản thân họ cũng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật từ hành vi vi phạm của mình.

Giá "chát" của việc chơi nổi, thích nổi tiếng 

“Giải mã” các vụ việc trên, nhà nghiên cứu xã hội học Trịnh Hoà Bình cho rằng, đây là biểu hiện của việc thích chơi trội, mong được nổi tiếng. Những người làm việc này có thể không có mục đích xấu mà chỉ mang tính cảnh báo và cho rằng nó vô hại với bản thân mình. 

Tung tin đồn Chủ nhân tung tin đồn "Nữ sinh Hà Nội bị rạch đùi" cũng đã bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật

“Việc tung các thông tin gây sốc, chấn động đều xuất phát từ tâm lý muốn tỏ ra là người thạo tin, chơi nổi, trở thành người nổi tiếng trong Cộng đồng mạng. Nó cũng có thể xuất phát từ suy nghĩ không ngoại trừ nó là có thật, đưa sớm hơn một tí cũng không sao với mục đích cảnh báo cộng đồng. Lúc này, họ không hề nghĩ đến những hậu quả kéo theo, nhất là việc phải gặp cơ quan an ninh”, ông Bình phân tích.

Cũng theo ông Bình, những việc làm trên một phần xuất phát từ việc thiếu niềm tin vào thông tin từ các nhà chức trách.

 H.Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news