Tin mới

Tướng công an kể hậu trường phá thảm án ở Bình Phước, Nghệ An

Thứ bảy, 25/07/2015, 15:28 (GMT+7)

Chưa đầy 24 tiếng sau khi ông xuất hiện, nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước phải lộ diện. Vụ sát hại bốn người ở Nghệ An tưởng chừng như rơi vào bế tắc cũng đã được đưa ra ánh sáng khi ông trực tiếp băng rừng, lội suối tới hiện trường sau hơn nửa tháng. Người đặc biệt đó là Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (C445, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Chưa đầy 24 tiếng sau khi ông xuất hiện, nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước phải lộ diện. Vụ sát hại bốn người ở Nghệ An tưởng chừng như rơi vào bế tắc cũng đã được đưa ra ánh sáng khi ông trực tiếp băng rừng, lội suối tới hiện trường sau hơn nửa tháng. Người đặc biệt đó là Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (C445, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Mới đây, trên báo Giao thông Vận tải, Thiếu tướng Tiến đã kể về những câu chuyện hậu trường phá 2 vụ thảm án ở Bình Phước, Nghệ An. Những chia sẻ của Thiếu tướng Tiến đã một phần nào giúp mọi người hiểu được những khó khăn, vất cả của các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia quá trình phá án.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết, trước mỗi vụ án nghiêm trọng, lực lượng tham gia đấu tranh cũng gặp nhiều áp lực, không chỉ áp lực từ dư luận mà vì cả những hậu quả mà vụ án đó gây ra.

Tướng công an kể hậu trường phá thảm án ở Bình Phước, Nghệ An

"Có lẽ cả đời mình chỉ gắn với điều tra. Đây là một nghề không cho mình được chủ động. Với lính hình sự chúng tôi, có án là đến hiện trường ngay lập tức chứ không có chuyện để ngày mai cũng được", Thiếu tướng trải lòng.

Đối với vụ thảm án 6 người trong gia đình ở Bình Phước, ông chia sẻ "nhiều người nói rằng vụ Bình Phước xảy ra ở thành phố, gia đình nạn nhân là "đại gia" nên công an tập trung điều tra, còn vụ ở Nghệ An xảy ra ở vùng quê hẻo lánh nên không ai quan tâm. Nói vậy là không hiểu chúng tôi".

Theo ông, vụ ở Bình Phước là xảy ra ở đồng bằng, có điện thoại liên lạc và nhiều điều kiện thuận lợi nên công tác điều tra cũng dễ dàng hơn, công tác chỉ đạo từ lãnh đạo Bộ hay Tổng cục Cảnh sát đến các điều tra viên dễ hơn, có khi chỉ cần gọi điện thoại.

Trong khi đó vụ ở Nghệ An, nếu có việc cần chỉ đạo phải lặn lộn vào hiện trường để gặp anh em, không thì phải cho người vào gọi anh em ra vì ở đây hoàn toàn không có sóng điện thoại. Muốn truyền đạt ý kiến có khi mất cả ngày trời.

Đối với vụ trọng án ở Nghệ An, Thiếu tướng Tiến cũng cho biết, việc điều tra vô cùng khó khăn, đến hiện trường thì chỉ biết “hỏi” cây, “hỏi” suối và vài cái chòi không người ở. Bởi hiện trường hoàn toàn không có nhân chứng, trong khi đó, bản Phồng - nơi xảy ra vụ án lại biệt lập ở một nhánh rừng. Việc giao tiếp với người trong bản cũng khó khăn vì không có trinh sát nào nói và hiểu được tiếng dân tộc của họ…

Từ hiện trường xảy ra vụ án đến khu dân cư gần nhất cũng phải đi mất 20 phút, về đến bản thì mất một tiếng rưỡi đường rừng. Các trinh sát phải tự mang theo lương khô, mì tôm để ăn trong thời gian đó, nước không đủ uống thì uống nước suối… Điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng có lẽ ít người thấu hiểu.

H.Yen (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news