Tin mới

Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim và những điều cần biết

Thứ sáu, 25/12/2015, 09:45 (GMT+7)

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là loại vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật gồm: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm não do vi trùng HiB và bại liệt. Mới đây Bộ Y tế đã cho phép Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra công văn thông báo sẽ có 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được cung ứng ra thị trường Việt Nam.

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là loại vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật gồm: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm não do vi trùng HiB và bại liệt. Mới đây Bộ Y tế đã cho phép Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra công văn thông báo sẽ có 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được cung ứng ra thị trường Việt Nam.

Vắc xin Pentaxim là gì?

Vắc-xin Pentaxim là loại vắc-xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật. Ảnh: Internet

Thông tin trên báo Tiền Phong cho biết, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là loại vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật gồm: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm não do vi trùng HiB và bại liệt.

Trẻ sau khi tiêm vắc xin Pentaxim cần bổ sung thêm liều vắc-xin để ngừa bệnh viêm gan B. Theo đó, vắc-xin Pentaxim do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Vắc- xin này không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà nằm trong tiêm chủng dịch vụ.

Vắc-xin Pentaxim và vắc-xin Quinvaxem khác nhau như thế nào?

Vắc-xin Quinvaxem là loại vắc-xin có thể ngừa được 5 bệnh gồm: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm não do vi trùng HiB, viêm gan B. Do đó, nếu trẻ em tiêm vắc-xin này thì cần phải bổ sung thêm vắc-xin ngừa bại liệt. 

Sự khác nhau cơ bản giữa Pentaxim và Quinvaxem là thành phần kháng nguyên ho gà có trong vắc-xin. 

Quinvaxem sử dụng thành phần kháng nguyên ho gà toàn tế bào. Ảnh: Internet

Quinvaxem sử dụng thành phần kháng nguyên ho gà toàn tế bào còn Pentaxim sử dụng thành phần ho gà vô bào. 

Pentaxim sử dụng thành phần kháng nguyên ho gà vô bào. Ảnh: Internet

Do đó, khi sử dụng Pentaxim, trẻ sẽ ít có nguy cơ gặp phải phản ứng phụ hơn so với tiêm vắc-xin Quinvaxem. 

Lịch tiêm như thế nào

Đối với vắc-xin Pentaxi, Tổ chức Y tế giới khuyến nghị nên tiêm chủng cơ bản với 3 mũi cách nhau từ 1 đến 2 tháng, bắt đầu tiêm từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, sau đó tiêm lại mũi nữa trong năm thứ 2. Còn đối với vắc-xin Quinvaxem tiêm cho trẻ khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi. 

Những tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin Pentaxim

Tiền Phong cũng dẫn lại thông tin cho biết khi trẻ tiêm vắc-xin Pentaxim có thể xảy ra những trường hợp phản ứng phụ như:

- Đau, quầng đỏ, nốt cứng tại chỗ tiêm trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

- Sốt toàn thân, dễ kích động, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, tiêu chảy, ói mửa, khóc kéo dài. Ngoài ra trẻ cũng có thể nổi mề đay, phát ban ngoài da, co giật, sốt...

Hàng trăm người dân đứng chờ từ sớm tại Trung tâm y tế Polyvac  để đợi đăng ký tiêm chủng cho con. Ảnh: Dân Trí

Báo Lao Động đưa tin cho biết, ngày 23/12, Cục quản lý Dược đã thông báo có 200.000 liều vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim được cung cấp cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó số lượng vắc-xin sẽ được phân phối cho các Trung tâm y tế trên cả nước. 

VTC New cho biết sáng ngày 25/12, hàng trăm người đã đến từ sớm và đợi chờ trước cổng Phòng tiêm chủng và dịch vụ Polyvac (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội) để đăng ký tiêm vắc-xin cho con. 

Cục quản lý Dược đã công bố danh sách các Trung tâm y tế dự phòng, sơ sở tiêm chủng sẽ có vắc -xin Pentaxim nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch. 

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news