Tin mới

Vi phạm sở hữu trí tuệ về thương hiệu bị xử lý thế nào?

Thứ tư, 13/04/2016, 00:00 (GMT+7)

Một công ty về dịch vụ ăn uống ở TP HCM vừa bị kiện vì sử dụng thương hiệu của một công ty khác khi chưa được sự đồng ý.

Một công ty về dịch vụ ăn uống ở TP HCM vừa bị kiện vì sử dụng thương hiệu của một công ty khác khi chưa được sự đồng ý.

Theo thông tin ban đầu, công ty Cổ phần Đầu tư Viên Ngọc Mới đã gửi đơn khởi kiện công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em (đường Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM) vì cho rằng đơn vị này đã sử dụng nhãn hiệu “Sườn Cây” khi chưa có sự đồng ý của mình. Theo đơn khởi kiện, công ty Cổ phần Đầu tư Viên Ngọc Mới  yêu cầu Công ty CP Dịch Vụ Ăn Uống & Giải Trí Anh Em phải xin lỗi công khai về hành vi vi phạm và bồi thường 1 tỉ đồng.

Từ thông tin ban đầu được chính nhãn hiệu Sườn Cây cung cấp, chỉ trong vòng 2 ngày, Cộng đồng mạng đã liên tục chia sẻ và bình luận về hiện tượng nhái, giả mạo tinh vi của những nhà hàng giả mạo tương tự.

Vi phạm sở hữu trí tuệ về thương hiệu bị xử lý thế nào?

Bảng hiệu nhái giả tồn tại đến thời điểm trước khi báo chí và dư luận lên tiếng

Nhiều khách hàng tỏ ra bức xúc cùng với Sườn Cây khi những nhà hàng giả mạo nhãn hiệu gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Sườn Cây. 

Cũng có nhiều khách hàng hưởng ứng rất nhiệt tình quyết định đúng đắn của Sườn Cây khi không nhân nhượng với sự giả mạo trắng trợn của những hệ thống nhà hàng khác và cương quyết khởi kiện để tìm lại công lý cho nhãn hiệu của mình, đồng thời lên tiếng phản ánh về hiện trạng, giúp cho khách hàng tránh bị nhầm khi vào ăn ở nhà hàng Sườn Cây “giả mạo”. 

Trước áp lực của dư luận, một số nhà hàng đang nằm trong đơn khiếu kiện của Sườn Cây cũng đã có động thái khá tích cực khi tháo dỡ bảng hiệu và thay thế bằng "Sườn nướng".

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Phan Vũ Tuấn (Chánh văn phòng Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam) cho rằng, trong phạm vi bảo hộ và thời hạn hiệu lực, Cty Viên Ngọc Mới, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu Sườn Cây được độc quyền sử dụng, cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu và định đoạt nhãn hiệu theo các quy định tại Điều 123, Điều 124, Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ.

" Tương ứng với quyền của chủ sở hữu, thì hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng các dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu Sườn Cây cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan đến dịch vụ nhà hàng, ăn uống; có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ mà không có sự đồng ý của Cty Viên Ngọc Mới đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Sườn Cây", ông Tuấn nhận định.

P.V

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news