Tin mới

Vì sao sức mạnh Hải quân Nga khiến Mỹ "mất ăn, mất ngủ"?

Thứ ba, 29/12/2015, 10:22 (GMT+7)

Trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Nga đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh hải quân của mình. Theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc, hiệu quả đã được chứng minh của hạm đội tàu Nga khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".

Trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Nga đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh hải quân của mình. Theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc, hiệu quả đã được chứng minh của hạm đội tàu Nga khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".

Theo Sputnik, vào tháng 10, quân đội Nga đã bắn 18 tên lửa hành trình Kalibr-M từ các tàu chiến đang đóng tại biển Caspian. Những tên lửa này đã bay hơn 1.500 dặm và phá hủy các mục tiêu quan trọng của IS.

Hành động này không chỉ nhằm mục đích gửi tới nhóm khủng bố ở Syria một thông điệp cứng rắn, mà còn gây tác động đến cả Lầu Năm Góc. Trong một báo cáo mới từ nhánh tình báo của Hải quân Mỹ, quân đội Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại về sự "thức tỉnh mới" của Hải quân Nga.

"Nga đã bắt đầu, và trong thập kỷ tới, người Nga sẽ tạo nên bước tiến lớn về lĩnh vực hải quân trong năng lực phòng vệ quốc gia, cùng với đó là sự hiện diện lợi ích ấn tượng nhưng giới hạn ở những khu vực xa hơn trên khắp thế giới ở thế kỷ 21", báo cáo có tựa đề "Hải quân Nga - Một bước tiến lịch sử" của Mỹ cho biết.

24 năm sau Chiến trạn lạnh, lần đầu tiên Mỹ lo lắng thật sự về sức mạnh Hải quân của Nga. Ảnh: Reuters

Bản báo cáo này được đưa ra bởi George Fedoroff, một chuyên gia tình báo hải quân hàng đầu về Nga tại Văn phòng Mỹ. Báo cáo này dựa trên sự tăng trưởng hạm đội tàu chiến và tàu ngầm của Kremlin. Hiện nay, hạm đội của Nga đang sở hữu 186 chiếc tàu. Fedoroff cũng đưa kỹ năng sử dụng vũ khí của Hải quân Nga và năng lực, quyết tâm của thủy thủ Nga vào nghiên cứu.

Theo Fedoroff, Washington đã đánh giá thấp khả năng quân sự của Nga kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Bây giờ, lần đầu tiên trong 24 năm qua, Lầu Năm Góc bắt đầu phải lưu tâm.

"Từ năm 2000, khi nền chính trị và kinh tế Nga bắt đầu ổn định, Moscow đã tập trung nỗ lực vào việc khôi phục nền quân sự, bao gồm cả hải quân. Những chương trình quân sự dở dang thì đến thời điểm này đều đã hoàn thiện, trong khi những chương trình mới đang bắt đầu cung cấp tàu ngầm và các khu trục hạm thế kỷ 21", báo cáo nêu rõ.

Fedoroff cũng chỉ ra rằng tên lửa hành trình Kalibr là một biểu hiện cho sức mạnh hải quân của Nga.

"Kalibr được phóng đi từ nền tảng khiêm tốn nhất, thậm chỉ chỉ là từ một tàu hộ tống, nhưng loại tên lửa này có khả năng tấn công đáng kể. Và với việc sử dụng tên lửa mặt đất, tất cả các bệ phóng đều có khả năng đáng kể trong việc cố định mục tiêu bằng cách sử dụng những đầu đạn thông thường".

Tàu hộ tống lớp Gepard phóng tên lửa diệt IS từ biển Địa Trung Hải: Ảnh: RT

"Sự gia tăng khả năng này trong Hải quân Nga là một thay đổi sâu sắc về khả năng ngăn chặn, đe dọa hoặc phá hủy mục tiêu đối phương".

Hồi đầu tháng này, Nga cũng phóng tên lửa hành trình từ những tàu ngầm đang hoạt động ở Đại Trung Hải để tiêu diệt các mục tiêu ở Syria.

Trong khi sự tiến hộ của Hải quân Nga đang là một thách thức với quyền bá chủ "độc tôn" của Mỹ, thì hạm đội tàu biển của Trung Quốc cũng đang gia tăng nhanh chóng. Theo Dean Cheng, một nhà nghiên cứu về các vấn đề chính trị và an ninh Trung Quốc tại Heritage Foundation, Trung Quốc đã "áp đảo hơn hẳn về năng lực hải quân trong khu vực".

Trong bối cảnh ưu thế hải quân đang bị đe dọa, Washington đã quyết định sẽ chi khoảng 80 đến 92 tỷ USD để năng cấp hạm đội tàu ngầm của họ. Hồi đầu tháng này, Hải quân Mỹ đã phải một phen "muối mặt" khi con tàu mới nhất của mình là USS Milwaukee bị hư hỏng chỉ sau chưa đầy một tháng đi vào hoạt động. Con tàu này sau đó đã được đưa đến một căn cứ ở bang Virginia để sửa chữa.

Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt có giá 3 tỷ USD được cho là có hình dạng tương lai, nhưng thiếu khả năng đi biển. Ảnh: AP

Một khoản đầu tư khá lớn khác của Lầu Năm Góc là con tàu USS Zumwalt có giá 3 tỷ USD cũng đang phải đối mặt với chỉ trích cho rằng nó đã quá lỗi thời và không an toàn. Khi thực hiện chuyến đi đầu tiên vào hồi đầu tháng, chiếc tàu khu trục tàng hình này được cho là có hình dạng tương lai, nhưng thiếu khả năng đi biển.

"Khi ở trrên DDG-1000 (Zumwalt-class), những con sóng xô vào bạn từ phía sau. Khi con tàu lướt xuống, nó có thể bị mất cân đối và độ ổn định giống như phần đuôi đã bị ra khỏi mặt nước", Ken Bower, một kiến ​​trúc sư hải quân, nhận định.

Như vậy, rõ ràng không còn phải thắc mắc gì về việc Washington đang bắt đầu "sốt vó" vì hạm đội tàu ngầm của Nga.

Xem thêm video tùa ngầm khiến IS khiếp vía của Nga cập cảng Sevastopol:

[mecloud]A6n2HrxRXA[/mecloud]

Lê Huyền (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news