Tin mới

Vụ dân vá đường bị thanh tra đến dọa xử phạt: Người trong cuộc nói gì?

Thứ sáu, 22/07/2016, 10:42 (GMT+7)

Nhận thấy nhiều người bị tai nạn, một người dân tự ý dùng xi măng lấp ổ gà vá đường, người khác thấy hành động đẹp chụp lại và đăng lên mạng thì lại bị thanh tra trách mắng, thậm chí dọa lập biên bản.

Nhận thấy nhiều người bị tai nạn, một người dân tự ý dùng xi măng lấp ổ gà vá đường, người khác thấy hành động đẹp chụp lại và đăng lên mạng thì lại bị thanh tra trách mắng, thậm chí dọa lập biên bản.

[mecloud]jHycVOVt42[/mecloud]

Video: THLC

Theo Đài truyền hình Lào Cai, chỉ vì chiếc hố tử thần này mà một thanh là lao động chính trong nhà đã thành tàn phế, cùng với đó là những bức xúc của người dân khi chiếc hố tử thần này tồn tại 2 năm mà không có cơ quan chức năng nào giải quyết.

[mecloud]oiVhlGMNXf[/mecloud]

Trao đổi trên Infonet xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hưng – Chi Cục trưởng Chi Cục Quản lý Đường bộ I.3 cho biết: Việc đoàn công tác xuống làm việc với những người liên quan là đúng quy định, đoàn công tác hôm đó gồm 2 thanh tra Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Phú Huy của Chi cục QLĐB I.3 thuộc Cục QLĐB I và bà Nguyễn Thị Thu Phương là Đội trưởng Đội QLĐB I.3-3 kiêm tuần kiểm đường bộ.

“Việc đoàn công tác xuống nhà gặp ông Thảo (ông Hoàng Văn Thảo - PV) tìm hiểu vụ việc là có thật và việc hỏi lý do ông Thảo tự ý làm việc này là việc làm chính đáng của cơ quan chức năng”, ông Hưng khẳng định.

Mặc dù đánh giá cao tinh thần của người dân trong việc chủ động sửa chữa lại mặt đường. Tuy nhiên, theo ông Hưng việc sửa chữa các công trình giao thông phải do cơ quan có chuyên môn thẩm định và tiến hành sửa chữa theo đúng lộ trình. “Trách nhiệm của người dân là phải báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng, nếu cần có thể báo lên cấp cao hơn để có hướng xử lý chứ không được tự ý sửa đường như vậy”, ông Hưng cho biết thêm.

Trên Tuổi trẻ dẫn lời PGS.TS Phạm Xuân Mai, xét về mặt kỹ thuật thì người dân không nên tự ý sửa đường. Tuy nhiên qua việc làm này của dân cũng thấy sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành giao thông.

Ông Phạm Xuân Mai cho rằng: “Trách nhiệm của cơ quan bảo dưỡng cầu đường là phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, phát hiện kịp thời những hư hỏng và có kế hoạch sửa chữa. Đằng này họ lại quá chậm trễ để người dân bức xúc phải sửa”.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news