Tin mới

Xài thẻ tín dụng đúng cách tránh bội chi

Thứ ba, 23/09/2014, 14:49 (GMT+7)

Làm thể nào để cưỡng\nlại sức hấp dẫn của những chiếc thẻ tín dụng? Cách duy nhất với những người ít\ntiền là … không dùng. Còn nếu mở, hãy nhớ trả đúng hẹn và thường xuyên cân đối hầu\nbao.

Làm thể nào để cưỡng lại sức hấp dẫn của những chiếc thẻ tín dụng? Cách duy nhất với những người ít tiền là … không dùng. Còn nếu mở, hãy nhớ trả đúng hẹn và thường xuyên cân đối hầu bao.

 

2 thẻ tín dụng đều đang âm 20 triệu, phải trả lãi 600 nghìn đồng/tháng trong nhiều tháng nay đang khiến anh D. (Hà Nội) nhăn nhó, đau đầu. Sau 1 chuyến du lịch Thái Lan và một tuần trăng mật tại Đà Nẵng, anh Dũng vẫn chưa hoàn được số tiền đã chi tiêu vào ngân hàng, và đều đặn hàng tháng phải bỏ ra trên dưới 600 nghìn tiền lãi suất.

“Nếu không có thu nhập vài chục triệu/tháng, cũng không thường xuyên đi nước ngoài du lịch hay công tác,  tốt nhất không nền xài thẻ tín dụng”, anh Dũng cho hay.

Hiện nay các ngân hàng đang đua nhau phát hành thẻ tín dụng. Để cạnh tranh thị phần, nhiều ngân hàng không chỉ áp dụng các chương trình mở thẻ miễn phí, tiếp thị trực tiếp đến từng khách hàng mà còn có những chương trình khuyến mại đặc biệt cho khách hàng mở thẻ.

Đơn cử, của ngân hàng HSBC đang tích cực đặt nhiều điểm, giới thiệu và tư vấn cho khách hàng miễn phí tại Hà Nội.

Theo như lời tư vấn thì hãng này đang miễn phí phát hành thẻ tín dụng Visa HSBC kèm nhiều gói khuyến mại hấp dẫn khác như tặng tiền cho khách hàng lên tới 2 triệu đồng, mua trả góp lãi suất 0% trong 6 tháng… Ngoài ra, còn nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng mở thẻ, miễn phí nhiều dịch vụ đi kèm như tin nhắn điện thoại thông báo chi tiêu, tra cứu tài khoản trên Internet…

Nghe qua có vẻ rất hấp dẫn, nhưng theo anh Nam – nhân viên một công ty bất động sản tại Hà Nội -, thì đây là cách ngân hàng “kích thích” người tiêu dùng tiêu tiền một cách vô cùng khôn khéo.

Nhiều khách hàng thoải mái chi tiêu khi xài thẻ tín dụng mà không cân đối hầu bao. Ảnh minh họa

“Bạn sẽ cảm thấy rất xông xênh, thoải mái với số tiền có trong thẻ tín dụng. Không có tiền mà bạn vẫn mua được những món đồ mình yêu thích, chỉ cần quẹt thẻ, đã có ngân hàng lo, còn điều gì tuyệt vời hơn thế?”

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người từng sử dụng thẻ tín dụng, trên thực tế, đây chỉ là “chiêu trò” của các ngân hàng.  Bởi khi sử dụng thẻ, ngoài các chi phí như phí duy trì thẻ, phí sao kê.. khách hàng sẽ phải trả lãi suất cao hơn rất nhiều so với thị trường (lãi suất của ngân hàng HSBC là 2.6%/tháng và bị áp mức trả tối thiểu) nếu như không kiểm soát được chi tiêu và rơi vào tình trạng nợ nần. Đặc biệt, lãi phạt chi tiêu vượt hạn mức lũy tiến theo thời hạn, càng lâu trả thì lãi suất sẽ càng cao.

Cụ thể, sau khi bạn tiêu hết tiền ngân hàng chi cho bạn trong thẻ tín dụng là 10 triệu đồng. Nếu sau tối thiểu 16 ngày và tối đa là 45 ngày, nếu bạn không nạp tiền vào thẻ, bạn sẽ chịu mức phí trả chậm với lãi suất 2,6%/tháng. Tức với 10 triệu đồng tiền âm trong thẻ tín dụng, bạn sẽ mất một khoản tiền là 260 nghìn đồng/tháng.

“10 triệu là một số tiền nhỏ. Thử tính với các tay tiêu hoang. Việc được kích thích tiêu xài thoải mái, nhiều người âm trong thẻ tín dụng từ 30, thậm chí đến 100 triệu là chuyện rất dễ xảy ra. Khi đó, với mốc 100 triệu tiền âm, chủ thẻ tín dụng sẽ phải đều đặn đến … cống nạp cho ngân hàng mỗi tháng 2,6 triệu đồng”.

Chị Hoa, nhân viên kinh doanh của một công ty trên địa bàn Hà Nội đang dùng thẻ của một ngân hàng quốc tế cho biết: “mình đã dùng thẻ tín dụng mấy năm nay, cái lợi dễ thấy nhất là mình có thể dùng để mua hàng trực tuyến và quẹt thẻ khi không có tiền mặt. Tuy nhiên vì hạn mức thấp nên mình không thể quẹt được nhiều và thường xuyên rơi vào tình trạng chi tiêu không kiểm soát”.

Vì thế, để sử dụng Thẻ tín dụng một cách hiệu quả, điều đầu tiên cần lưu ý là phải hoàn trả các khoản chi phí đúng hạn (tối thiếu 16 ngày và tối đa 45 ngày sau khi chi tiêu) - bạn chẳng những không phải chịu lãi suất mà còn có được lịch sử chi tiêu, điểm tích lũy càng cao càng được hưởng nhiều ưu đãi.

Khi mở thẻ, bạn hãy chú trọng vào mạng lưới và tiện ích ngân hàng cung cấp như các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé, dịch vụ sức khỏe… Đồng thời chủ thẻ cần phải chi tiêu hợp lý để tránh rơi vào tình trạng  tình trạng nợ xấu, thậm chí là phá sản.

 Bảo An/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news