Tin mới

Xây đảo nhân tạo, TQ âm mưu biến Trường Sa thành căn cứ quân sự chiến lược

Chủ nhật, 14/09/2014, 10:24 (GMT+7)

Tân Hoa xã ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa của Trung Quốc và cho rằng, việc cải tạo đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.>> Trung Quốc xây các đảo nổi trên Trường Sa nhằm mục đích gì?>> Trung Quốc bao biện gì cho hành vi xây đảo trái phép giữa Biển Đông ?

Tân Hoa xã ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa của Trung Quốc và cho rằng, việc cải tạo đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.

Đầu tiên bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông có nguồn tài nguyên hải sản, tài nguyên dầu khí và khí đốt dồi dào, với trữ lượng dầu khí khoảng 23 tỷ-30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng số nguồn tài nguyên của Trung Quốc. Biển Đông còn được xem là có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

“Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, kiểm soát được các đảo ở Biển Đông đồng nghĩa với việc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi”, bài báo viết.

Bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo Trường Sa có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc.

Bài báo cũng cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc.

“Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hữu hiệu”, bài báo phân tích. 

Theo tác giả của bài báo, bãi Gạc Ma và đá Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, bởi những bãi đá ngầm này sẽ "bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tam Sa tới các đường giao thông tới Biển Đông". 

Hình ảnh tại công trường xây đảo trên Biển Đông của Trung Quốc do phóng viên BBC chụp lại

“Vì vậy, việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Mặt khác việc thiết kế thi công công trình cải tạo mở rộng đảo Gạc Ma đều do Viện nghiên cứu thiết kế công trình Hải quân chủ trì. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn”, bài báo kết luận mà không cần che giấu mục đích cho hoạt động phi pháp của Trung Quốc hiện nay ở Trường Sa (trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lấp liếm rằng hoạt động chủ yếu là phục vụ cải thiện đời sống cho người dân cư trú trên đảo).

Trong phóng sự có tiêu đề "China's Island Factory" (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) đăng tải ngày 9/9 vừa qua, phóng viên BBC Rupert Wingfield – Hayes đã lên một tàu cá của Philippines để tìm hiểu về cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Theo những gì họ chứng kiến, Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm rạn san hô khác nhau trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Phóng viên Wingfield - Hayes và nhóm phóng viên BBC ghi nhận, Trung Quốc đã nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào rạn san hô Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà nước này đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988.

Về phía Việt Nam, ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban An ninh - Quốc phòng của Quốc hội cũng cho rằng "không loại trừ khả năng Trung Quốc thành lập vùng ADIZ". Nhưng bất luận thế nào, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự là trái với tinh thần bản Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên biển Đông năm 2002 (DOC).

Ông Trường cho biết, nếu như Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma thì Việt Nam sẽ kiên quyết phản đối vì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.

Vào tháng 5 vừa qua Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Philippines đã công bố hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên rạn san hô Johnson South (tức bãi Gạc Ma) và cho rằng Trung Quốc có khả năng đang xây dựng cả một đường băng ở đó.

Tổng hợp Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news