Đồng thời đưa ra nhiệm vụ kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm và hoàn thiện hệ thống cơ chế, Chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro;…

Theo Pháp luật xã hội, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm, giao các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết phòng, chống và ứng phó rủi ro trở thành thảm họa theo lĩnh vực chuyên ngành. Ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro có thể trở thành thảm họa đồng thời điều chỉnh, bổ sung các quy chế, quy chuẩn về dự báo các thảm họa có thể xảy ra. Tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên nhiên và chất lượng môi trường. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro.

Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa; Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương; hàng năm các ngành, các địa phương tổ chức diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều hành công tác phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa, ứng phó với thảm họa. Tổ chức lực lượng tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất... Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương nơi có thảm hoạ xảy ra.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội phân công sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất phương án, trình UBND TP phê duyệt phương án, kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND TP các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa. Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa vỡ đê sông Hồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa ô nhiễm nguồn nước.

Sở Xây dựng xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa đổ sụp công trình xây dựng, nhà ở. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa cháy công trình ngầm, cháy khu dân cư, cháy nổ phương tiện vận tải, chất dễ cháy, cháy nổ chung cư...

Sở Giao thông Vận tải xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tai nạn giao thông hoặc sập các công trình giao thông trên cao, giao thông ngầm,...Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống các thảm họa khủng bố, phá hoại và thảm họa giao thông hàng không.

Công an TP Hà Nội xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tại các sự kiện tập trung đông người. Sở Y tế xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa do dịch bệnh lây lan diện rộng trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Sở Công thương xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa do mất điện diện rộng.

Trang Vũ (tổng hợp)