Tin mới

Xét xử BS Lương: Vụ trưởng, Phó Cục trưởng Bộ Y tế cùng đến tòa, người nhà nạn nhân ồ lên!

Thứ ba, 22/05/2018, 16:05 (GMT+7)

Chiều nay (22/5), hai quan chức đại diện Bộ Y tế là ông Nguyễn Huy Quang và ông Nguyễn Trọng Khoa cùng xuất hiện tại bàn khai báo phiên tòa xét xử vụ án thảm họa y tế Hòa Bình.

Chiều nay (22/5), hai quan chức đại diện Bộ Y tế là ông Nguyễn Huy Quang và ông Nguyễn Trọng Khoa cùng xuất hiện tại bàn khai báo phiên tòa xét xử vụ án thảm họa y tế Hòa Bình.

Sự xuất hiện của ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế được cho là khá bất ngờ, bởi trong suốt hơn 5 ngày đầu xét xử, theo phản ánh của các luật sư, thành phần tham dự tòa vốn không có đại diện Bộ Y tế. 

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, sự xuất hiện của đại diện Bộ Y tế khiến cho nhiều người nhà nạn nhân (ngồi cùng phòng theo dõi tòa cùng các phóng viên báo chí) ồ lên. 

Ngày hôm trước (21/5), đồng loạt các gia đình nạn nhân đã đề xuất xử BS Hoàng Công Lương vô tội, xin giảm nhẹ tội cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Trần Văn Sơn. Có vẻ như họ đã mong chờ sự có mặt này của đại diện Bộ Y tế từ lâu. 

Xét xử BS Lương: Vụ trưởng, Phó Cục trưởng Bộ Y tế cùng đến tòa, người nhà nạn nhân ồ lên! - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. (Ảnh: Như Hoàn)

Bên trong phòng xử, khai báo trước HĐXX, ông Nguyễn Huy Quang cho biết: Về quy trình chạy thận nhân tạo, để đảm bảo an toàn nước dùng cho lọc máu, Bộ y tế đang áp dụng do tiêu chuẩn Bộ khoa học công nghệ. Sau 2 tiêu chuẩn VN đó có 2 quy trình Bộ y tế Quy trình lọc máu theo quy trình của bộ y tế hướng dẫn lọc máu kèm theo quy trình số 3592 của Bộ y tế. 

Theo quy trình triển khai sau khi bộ ban hành, đều có gửi các văn bản đén giám đốc bv để phổ biến nội dung cho cán bộ của mình. Hiện nay, bên cạnh quy trình đó còn quy trình quản lý nước lọc RO. Toàn bộ các vấn đề liên quan đên lọc nước RO áp dụng theo tiêu chuẩn. Căn cứ vào 2 tiêu chuẩn mang tính chất được thừa nhận áp dụng. 

Các nhà sản xuất phải công bố tiêu chuẩn do VN quy định mớii được hoạt động. Về chủ trương xã hội hóa Việt Nam áp dụng toàn bộ theo nghị định 85 nghị quyết 93. Việc mượn máy hay thuê máy đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn có cơ sở pháp luật, được bộ y tế cho phép. 

Thẩm quyền việc chạy thận liên doanh liên kết do Bộ trưởng Bộ y tế quyết định, với BV tỉnh thì Sở y tế cho phép hoạt đông chạy thận nhân tạo. Cho đến thời điểm này, Bộ y tế chưa nhận được thông tin nào về việc BV tỉnh HB được phép chạy lọc máu nhân tạo. 

Xét xử BS Lương: Vụ trưởng, Phó Cục trưởng Bộ Y tế cùng đến tòa, người nhà nạn nhân ồ lên! - Ảnh 2.

Các bị cáo tại phiên tòa chiều ngày 22/5. (Ảnh: Như Hoàn)

"Trong việc quản lý, điều hành ban hành quy chế chạy thận nhân tạo. Bộ y tế trả lời: Hệ thống lọc nước và các thiết bị y tế các cơ sở tự mua sắm và phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Công tác thanh kiểm tra chuyên môn chuyên ngành thuộc về Sở y tế. Bộ y tế chỉ nắm công tác thanh kiểm tra các Bộ cục ban ngành" - ông Quang nói. 

Về sự cố khiến 8 người qua đời, Bộ y tế nhiều lần khẳng định, đây là một sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín BV HB, ngành y tế Hoà Bình, ngành y tế cả nước, sau sự cố, bên cạnh việc bộ cung cấp các tài liệu cho cơ quan điều tra, Bộ còn kiểm tra rà soát hệ thống chạy thận, lọc máu nhân tạo, rà soát quy trình chuyên môn đối chiếu với Bạch Mai, đơn vị tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân lọc máu. 

"Hiện nay, 4/2018 Bộ y tế ban hành 52 quy trình, có 7 quy trình liên quan đến lọc nước RO, các quy trình khác liên quan đến lọc máu chạy thận. Trước đây, chưa có các quy định liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng. chỉ mới có quy định quy trình bảo dưỡng đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo pháp luật – Hệ thống lọc nước RO là một phần trong quy trình bảo dưỡng sửa chữa thiết bị y tế" - ông Quang khẳng định. 

Ông Quang nhận định, sau sự cố, Bộ thấy quy trình sửa chữa bảo dưỡng với mỗi nhà sản xuất là khác nhau, trên cơ sở đó bộ y tế quy định 52 quy trình. Về việc chậm trễ ban hành quy trình, qua mỗi việc xảy ra, các cơ quan liên quan đều phải nhìn nhận trách nhiệm của mình, Bộ thấy hệ thống thể chế chạy thận nhân tạo ở VN chưa được cập nhật .

Với sự cố 9 người chạy thận tử vong, trách nhiệm điều hành quản lý nhà nước với ngành y tế là của bộ y tế - Bộ trưởng. Để có được 1 thể chế pháp lý quản lý chất lượng cho người sử dụng, chúng ta phải áp dụng đủ tiêu chí của nhà sản xuất dựa trên tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.

Tóm tắt vụ án: Sáng 29/5/2017, sự cố nghiêm trọng xảy ra tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình), hàng loạt bệnh nhân đang được lọc máu chu kỳ thì xảy ra hiện tượng bất thường khiến 8 người tử vong, 10 người nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một thảm hoạ y tế gây chấn động không chỉ trong lịch sử y học VN mà còn cả trên thế giới.

Một tháng sau thảm hoạ y khoa này, Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) đã xác định có việc tồn dư hóa chất khử khuẩn trong hệ thống nước RO.

Các mẫu nước cấp vào máy lọc thận số 10 và 13 cho thấy các chỉ tiêu pH rất thấp, độ dẫn điện cao, hàm lượng Flouride lần lượt cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép. Chính mức Flouride cao quá mức an toàn cho chạy thận nhân tạo hàng trăm lần này là nguyên nhân gây ra thảm họa ở Hòa Bình.

Ngày 22/2/2018, VKSND tỉnh Hòa Bình ban hành cáo trạng truy tố đối với ba bị can:

1. Bị can Bùi Mạnh Quốc về tội " vô ý làm chết người " theo quy định tại khoản 2 Điều 98 BLHS năm 1999 (nay là khoản 2 Điều 128 BLHS năm 2015);

2. Bị can Trần Văn Sơn và bị can Hoàng Công Lương về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999 (nay là khoản 3 Điều 360 BLHS năm 2015).

Như Loan

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news