Tin mới

Xuất hiện nhiều hiện tượng lạ quanh giếng khoan phun nước cao 20m

Thứ năm, 04/06/2015, 06:50 (GMT+7)

Đến chiều qua, mương, ao ở khu vực rẫy nhà ông Bảnh chứa nguồn nước chảy từ giếng nước tự phun trào cao 20m có hiện tượng nước sôi ùng ục, cá chết. Nước từ giếng tự phun trào có vị mặn như nước khoáng, hơi có tí ga, mùi thum thủm.

Đến chiều qua, mương, ao ở khu vực rẫy nhà ông Bảnh chứa nguồn nước chảy từ giếng nước tự phun trào cao 20m có hiện tượng nước sôi ùng ục, cá chết. Nước từ giếng tự phun trào có vị mặn như nước khoáng, hơi có tí ga, mùi thum thủm. 

Liên quan đến giếng nước tự phun trào cao 20m, theo tin tức trên báo Thanh niên, chiều 3/6, nhiều khu vực xung quanh rẫy nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (75 tuổi, ngụ tổ 5, thôn 1, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) có hiện tượng nước sôi ùng ục. Những mương, ao chứa nước từ giếng phun ra trong  ngày qua cũng có hiện tượng nước sôi; nhiều con cá to bằng bàn tay nằm chết trên mặt ao. Hiện tượng này khiến nhiều người dân lo ngại nước sôi gây ảnh hưởng đến hoa màu, cây công nghiệp mà họ đang trồng. 

Xuất hiện nhiều hiện tượng lạ quanh giếng khoan phun nước cao 20m

Cá ở chiếc mương gần chiếc giếng có nươc tự phun trào chết nổi mặt nước. Ảnh: Thanh niên

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Thanh Giao, Trưởng phòng Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện tượng nước sôi xuất phát từ nước giếng nhà ông Bảnh chảy qua các khu vực xung quanh là chuyện bình thường. 

“Xã Đá Bạc khô hạn từ nhiều tháng qua, chỉ có vài cơn mưa chưa đủ thấm đất. Mấy ngày nay, nước phun từ giếng khoan nhà ông Bảnh chảy ra nhiều nên nước thấm sâu xuống đất tạo ra khí đẩy lên trên làm nước sôi. Nước này không ảnh hưởng đến hoa màu của người dân”, bà Giao giải thích. 

Video: Tận mắt xem giếng nước phun cao 20m như vòi rồng

[mecloud]huSCiSGPk5[/mecloud]

Cũng theo phản ánh của người dân trên báo Thanh niên, nước từ giếng tự phun trào có vị mặn như nước khoáng, hơi có tí ga, mùi thum thủm. "Mùi này có thể là do khí metal tạo nên, nếu để nước phai đi mùi này thì uống không khác gì nước khoáng”, một người dân nói. 

Dù các cán bộ Sở KH-CN đã khuyến cáo không nên uống nước từ giếng này nhưng đến chiều 3/6, hàng trăm người dân vẫn kéo đến nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (75 tuổi, ngụ tổ 5, thôn 1, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) trong đó có một số người nước ngoài. 

Liên quan đến việc xử lý dòng nước phun trào, sáng 3/5, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Châu Đức, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam đã đến nhà ông Bảnh tìm phương án để khóa miệng giếng khoan đang phun nước. 

Theo phương án đã được các bên thống nhất, đơn vị thi công sẽ đưa từ 70 - 80m ống nhựa phi 114 xuống giếng khoan để củng cố lòng giếng. 

Trên miệng giếng sẽ có một ống nhựa hình chữ T để nước khi phun lên sẽ chảy theo hai hướng mà không phun lên cao nữa. 

Xuất hiện nhiều hiện tượng lạ quanh giếng khoan phun nước cao 20m

 Xuất hiện nhiều hiện tượng lạ quanh giếng khoan phun nước cao 20m

Đến 13 giờ cùng ngày, đơn vị thi công đưa ống nhựa, máy móc và xe cuốc đến tổ chức đưa ống nhựa xuống giếng. Hơn 2 giờ sau, có đến 32m ống nhựa đã được đơn vị thi công đưa xuống lòng giếng khoan. 

Tuy nhiên, đến 18h ngày 3/6, các công nhân không thể tiếp tục đưa ống nhựa xuống giếng khoan để khóa nguồn nước sau khi đẩy được 44m ống phi 114. Trên miệng giếng, các công nhân đã tạo hai miệng ống để nước phun ngang chứ không để nước phun lên trời như những ngày qua. 

Một công nhân thi công cho biết, không phải do áp lực nước quá mạnh mà có thể dưới giếng bị nhỏ hẹp lại hoặc đá bị đẩy trượt ra ngoài khiến ống nhựa không đưa xuống thêm được. 

Trước đó, như tin tức đã đưa, ngày 1/6, ông Nguyễn Văn Bảnh (75 tuổi, ngụ tổ 5, thôn 1, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) thuê thợ đến khoan giếng với độ sâu 80 m để lấy nước tưới cây nông nghiệp. Đến khoảng 13h, khi thợ khoan rút ống thì nước phun lên. Lúc đầu cột nước chỉ khoảng 60 cm nhưng thợ càng rút ống nước càng phun cao khiến nhiều người kinh ngạc. 

“Giải mã” hiện tượng này, một cán bộ Sở KH-CN cho biết có thể nơi khoan giếng là một “túi” nước và khi mũi khoan đụng đến làm chênh lệch áp suất, làm nước phun lên. Đây là hiện tượng tự nhiên, và nước sẽ dừng phun khi áp suất giảm. 

“Việc khoan giếng sâu đến mức này thì nước có thể có một số loại chất không tốt đối cho sức khỏe nên người dân không nên uống nước này”, cán bộ này nói.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news