Tin mới

10 nhà buôn khuynh đảo chính trường Trung Quốc

Thứ ba, 08/12/2015, 10:46 (GMT+7)

Bài viết sẽ liệt kê ra mười thương nhân trong lịch sử Trung Quốc có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những người có chức quyền trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Và cách giải quyết của họ hoàn toàn không giống nhau.

Bài viết sẽ liệt kê ra mười thương nhân trong lịch sử Trung Quốc có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những người có chức quyền trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Và cách giải quyết của họ hoàn toàn không giống nhau.

Dùng cụm từ “luật ngầm” là vô cùng thích hợp nhất để miêu tả mối quan hệ giữa kinh tế-thương nhân với chính trị-quan chức: “Giữa quan chức và thương nhân, là dùng luật để xử lý mối quan hệ song phương. Nhưng trước hai từ “qui tắc” còn có thêm “ngầm”, đây chính là mối quan hệ thứ 3 ngoài việc xử lý qui tắc. Chúng ta lặng lẽ làm một số giao dịch, không được quang minh chính đại cho lắm, chữ “ngầm” này chính là sự tồn tại của mối quan hệ thứ 3.” “luật ngầm” này đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử Trung Quốc, khiến không ít các thương nhân Trung Quốc bị cuốn vào vòng chính trị tàn khốc. Bài viết sẽ liệt kê ra mười thương nhân trong lịch sử Trung Quốc có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với những người có chức quyền trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Và cách giải quyết của họ hoàn toàn không giống nhau.

1, Ông tổ thương nghiệp -Phạm Lãi (năm 536- Năm 448 TCN)

Đào Chu Công chính là Phạm Lãi. Phạm Lãi, tự là Thiếu Bá, người dân tộc Hán, người đất Uyển nước Sở (nay là huyện Nam Dương, Hà Nam), là một tướng tài nước Việt của Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông là nhà kinh tế, quân sự và chuyên gia chính trị tại thời đại Xuân Thu Chiến Quốc. Ông cũng chính là người đã giúp đỡ Việt vương Câu Tiễn đánh bại nhà Ngô bằng việc dùng mỹ nhân kế (tiến cử Tây Thi và Đông Thi tặng cho Ngô Phù Sai)  làm cho Ngô vương hoang dâm, xa xỉ, bỏ bê chính sự.

Tranh vẽ Phạm Lãi. Nguồn: Baike

Nhưng sau cứu được Việt vương Câu Tiễn về nước, Đào Chu Công hiểu được Việt vương Câu Tiễn là một người cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nên không ở lại làm quan mà bí mật trốn đi ở ẩn. Tên ẩn danh của ông là Si Di Tử Bì, ngồi thuyền cùng Tây Thi tiến vào Cô Tô của nước Tề. Ông đã dời đi ba lần, buôn bán làm giàu, lại được bái làm Tướng quốc nước Tề. Sau lại từ quan, phân phát tài sản đi đến đất Đào (nay là phía tây bắc Định Đào tỉnh Sơn Đông), đổi tên là Đào Chu Công, rồi lại kinh doanh trở thành cự phú.

Người trên thế gian ca ngợi ông rằng: “ Trung thành với đất nước, trí tuệ bảo vệ thân; buôn bán làm giàu, nhờ đó mà nổi tiếng khắp thiên hạ.” Ông được coi là “ông tổ” của việc từ bỏ chính trị để theo đuổi việc kinh doanh buôn bán và lập kỷ lục của việc làm giàu cá nhân. “Sử ký” đã lưu danh ông rằng “vất vả 19 năm trời trở nên giàu có”. Nhưng, ông là người vô cùng hào hiệp, ông dùng mọi tiền mình kiếm được để đi làm những việc công ích. Nhờ những hành động này mà ông nhận được mỹ danh “giàu mà có đức”, trở thành “hình mẫu lý tưởng” của thương nghiệp Trung Quốc trong hàng nghìn năm nay.

2. Ông tổ thương nghiệp của Nho giáo-Đoan Mộc Tử Cống (Năm 520- Năm 446 TCN)

Đoạn Mộc Tứ, tự Luân Công, họ Đoạn Mộc. Ông sinh ra vào cuối thời Xuân Thu. Tuy đã gia nhập vào Nho giáo, nhưng lại vô cùng hiểu biết về những kiến thức của kinh doanh. Những hoạt động kinh doanh trong nhiều năm khiến ông vô cùng giàu có. Đây chính là cung cấp tính đảm bảo kinh phí cho việc Khổng Tử và các đồng môn khác chu Du Thiên hạ. Ông là người thông minh, có tài hung biện, lại giỏi làm kih tế. Ông được coi là đệ tử giàu có nhất của Khổng Tử.

Tranh minh họa Đoạn Mộc Tử Cống. Nguồn: Baike

3. Ông tổ thương nghiệp trí tuệ: Bạch Khuê (Năm 463- Năm 385 TCN)

Bạch là người Lạc Dương thời Đông Chu Chiến Quốc, được mệnh danh là “thương tổ”. Ông được coi là nhân vật đại biểu cho việc kinh doanh buôn bán của Trung Quốc cổ đại. Ông từng làm quan nước Ngụy trong thời vua Ngụy Huệ Vương, sau đó đến nước Tề, nước Tần. “Hán Thư” đã miêu tả ông là ông tổ của việc phát triển kinh tế trên cơ sở của lý luận.

Chân dung Bạch Khuê. Nguồn: Baike

Ông khái quát lý luận kinh doanh được gói gọn trong 4 chữ : Trí-trí tuệ, dũng-lòng dũng cảm, nhân-lòng nhân ái, cường-mạnh mẽ. Những lý luận về kinh doanh này của Bạch Khuê sau này đã được thế hệ sau học hỏi và phát huy. Những lý luận như “người bỏ tôi làm”, “biết người biết ta, biết tiến biết thủ” vẫn có những ý nghĩa dẫn dắt quan trọng cho đến hiện nay.

4.  “Nhà đầu tư” Lã Bất Vi (Năm 292- Năm 235 TCN)

Lã Bất Vi, họ Lã, tên Bất Vi, là thương gia, chính trị gia, và nhà tư tưởng nổi tiếng cuối thời Chiến Quốc. Sau này, ông đảm nhận làm thừa tướng nước Tần. Lã Bất Vi là một thương gia lớn, ông đi khắp nơi, rẻ thì mua vào, đắt thì bán ra, từ đó tích lũy gia sản lên đến hàng nghìn lượng vàng. Lã Bất Vi đã đề ra những chủ trương chính trị mang tính hệ thống của mình, trở thành một trong những nhân vật xuất chúng thời Tiên Tần.

Lã Bất Vi. Nguồn: Baike

5. Trầm Vạn Tam (Năm 1330- Năm 1376)

Trầm Vạn Tam, tên thật là Trầm Phú, tự Trọng Dung, là cự phú cuối thời Nguyên đầu nhà Minh. Lấy việc khai hoang làm cơ sở, lấy tài sản được phân chia làm vốn kinh doanh, mạnh dạn đầu tư. Trầm Vạn Tam tích lũy tài sản thông qua việc mở rộng giao dịch với nước ngoài, nhờ đó khiến ông trở thành “phú ông” đầu tiên của Giang Nam với “tài sản vô cùng nhiều, ruộng đất rải rác khắp nơi”.

Tranh vẽ Trầm Vạn Tam. Nguồn: Baike

Ông có thể được coi là thương nhân giao dịch thương mại với nước ngoài sớm nhất của Trung Quốc. Trầm Vạn Tam cũng từng giúp đỡ Chu Nguyên Chương sửa thành Nam Kinh, một mình chi 1/3 kinh phí tu sửa thành.

Thu Nghiêm (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news