Tin mới

12 nước thành viên EU phản đối trừng phạt kinh tế Nga

Thứ sáu, 28/03/2014, 16:24 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Thủ tướng Viktor Orban cho biết Hungary phản đối việc Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Nga do những tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

(Tinmoi.vn) Thủ tướng Viktor Orban cho biết Hungary phản đối việc Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Nga do những tác động từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Những thông điệp trong suốt tuần qua từ các quan chức 11 quốc gia thanh viên Liên Xô cũ, hiện là thành viên EU đều cho thấy họ sẽ phản đối bất cứ nỗ lực áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế nào của EU với Nga.

Khoảng 10 triệu người ở các nước châu Âu phụ thuộc vào Nga bởi 80% nhu cầu khí đốt tự nhiên của các nước này được nhập khẩu từ Nga.

Gần đây, Moscow đã kí hiệp ước trị giá 10 tỷ Euro với Rosatom nhằm mở rộng nhà máy hạt nhân Paks của Hungary, nguồn năng lượng điện chủ yếu của quốc gia này.

12 nước thành viên EU phản đối trưng phạt kinh tế Nga

Thủ tướng Orban và Tổng thống Putin trong buổi kí thỏa thuận hạt nhân mới đây

Nga cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Hungary bên ngoài Liên minh châu Âu, với giá trị xuất khẩu lên tới 2,55 tỷ Euro năm 2013.

Thủ tướng Orban cho biết sẽ thật may mắn nếu không tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga bởi nó ảnh hưởng lợi ích của cả châu Ấu, trong đó có Hungary.

Theo Thủ tướng Orban, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như những biện pháp trừng phạt đã được áp đặt đều không ảnh hưởng gì đến thỏa thuận đã kí kết giữa Moscow và Hungary.

Trước đó, người đứng đầu tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga cho biết một số hợp đồng quốc tế có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.

Hôm 27/3, Hungary va Slovakia đã liên kết mạng lưới khí tự nhiên của họ như một phân trong nỗ lực của Liên minh châu Âu nhằm giảm đáng kể sự phụ thuộc những mặt hàng nhập khẩu từ Nga. 

Hôm 26/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định cuộc khủng hoảng ở Ukraine cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị thay vì áp đặt thêm những trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga.

 

L.H (Theo Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: EU nhập khẩu